Gần
đây, trước thông tin Mỹ suy tính lập liên minh ngăn chặn Trung Quốc trên Biển
Đông, với các đồng minh và đối tác trong khu vực. Một số người đã lên tiếng ủng
hộ và kêu gọi đưa Việt Nam tham gia liên minh này.
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới không tham gia liên minh quân sự và liên minh quân sự không phải là phương thức tối ưu trong bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đây là quan điểm nhất quán và sự khẳng định đó xuất phát từ một số lý do cơ bản:
Thứ nhất, liên minh quân sự tuy là một vấn đề khá phổ biến với nhiều nước nhưng luôn bao hàm cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Trong đó, về mặt tích cực, liên minh quân sự có thể làm gia tăng sức mạnh quân sự, quốc phòng; tạo sự chuyển hóa về thế trận và lực lượng quân sự trên chiến trường để thực hiện các chiến lược chiến tranh hay chiến dịch quân sự cả trong tiến công và phòng ngự; tạo thêm uy tín, vị thế và sức mạnh cho quốc gia tham gia liên minh. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, liên minh quân sự trực tiếp khiến căng thẳng gia tăng, làm xuất hiện tình trạng đối đầu giữa các nước trong và ngoài liên minh, nhất là khi giữa các nước, các khối quân sự vốn có những mâu thuẫn về lợi ích. Khi hai quốc gia cùng tham gia một liên minh có thể bị một nước thứ ba coi đó là hành động thù địch và hệ quả rất khó lường. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc các nước, các khối quân sự công khai hoặc ngầm gia tăng tiềm lực, thực lực, chạy đua vũ trang, tăng cường sự hiện diện quân sự, đẩy mạnh các hoạt động khiêu khích, tạo cớ; kéo quốc gia, khu vực và cả nhân loại đến gần hiểm họa chiến tranh. Ngoài ra, nếu tham gia liên minh quân sự có thể dẫn đến nguy cơ bị tấn công bất ngờ bởi chính các đồng minh nếu chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Đặc biệt, khi tham gia liên minh, các nước tuy nằm trong một khối quân sự chung nhưng luôn đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của nước lớn, có tiềm lực mạnh trong liên minh và phải tuân thủ các nguyên tắc của liên minh, kể cả khi nguyên tắc ấy không phù hợp với lợi ích quốc gia mình. Mỗi thành viên, nhất là các nước nhỏ yếu sẽ không còn sự độc lập, tự chủ về những vấn đề cơ bản của quốc gia mà dễ trở thành “con tốt trên bàn cờ” để các nước lớn, các tập đoàn quân sự hùng mạnh thỏa hiệp với nhau, thực thi chính sách lôi kéo, ép buộc, khống chế các nước nhỏ trong liên minh.
Thứ hai, liên minh quân sự không phải là giải pháp tối ưu trong bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam. Việc tham gia liên minh hay không, liên minh với nước nào, lúc nào, như thế nào, để làm gì, liên minh đến đâu là tùy thuộc các yếu tố khách quan, chủ quan của từng thời kỳ lịch sử; phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc và nhất là phụ thuộc rất lớn vào chính sách quốc phòng cũng như các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của nước đó. Liên minh quân sự không phải là tất yếu và cũng không hề có cái gọi là bắt buộc phải liên minh quân sự giữa các nước.
Thứ ba, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc không xuất phát từ tham gia liên minh quân sự mà là sức mạnh nội lực của dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, sức mạnh của độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Việt Nam xây dựng nền quốc phòng dựa trên sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, lấy sức mạnh nội lực của dân tộc là chính, coi trọng xây dựng nhân tố chính trị, tinh thần, sự đoàn kết thống nhất, cả nước đồng lòng, toàn dân một ý chí. Đó chính là việc quy tụ “ý Đảng, lòng dân”, xây dựng “thế trận lòng dân”, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”.
Thứ tư, không tham gia liên minh quân sự bởi quốc phòng Việt Nam “mang tính chất hòa bình và tự vệ”. Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách quốc phòng “bốn không”: “Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Kiên trì đường lối quốc phòng với mục đích tự vệ và tính chất hòa bình, chính nghĩa, tiến bộ, phù hợp với quyền cơ bản của các quốc gia, dân tộc theo nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới không tham gia liên minh quân sự và liên minh quân sự không phải là phương thức tối ưu trong bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đây là quan điểm nhất quán và sự khẳng định đó xuất phát từ một số lý do cơ bản:
Thứ nhất, liên minh quân sự tuy là một vấn đề khá phổ biến với nhiều nước nhưng luôn bao hàm cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Trong đó, về mặt tích cực, liên minh quân sự có thể làm gia tăng sức mạnh quân sự, quốc phòng; tạo sự chuyển hóa về thế trận và lực lượng quân sự trên chiến trường để thực hiện các chiến lược chiến tranh hay chiến dịch quân sự cả trong tiến công và phòng ngự; tạo thêm uy tín, vị thế và sức mạnh cho quốc gia tham gia liên minh. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, liên minh quân sự trực tiếp khiến căng thẳng gia tăng, làm xuất hiện tình trạng đối đầu giữa các nước trong và ngoài liên minh, nhất là khi giữa các nước, các khối quân sự vốn có những mâu thuẫn về lợi ích. Khi hai quốc gia cùng tham gia một liên minh có thể bị một nước thứ ba coi đó là hành động thù địch và hệ quả rất khó lường. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc các nước, các khối quân sự công khai hoặc ngầm gia tăng tiềm lực, thực lực, chạy đua vũ trang, tăng cường sự hiện diện quân sự, đẩy mạnh các hoạt động khiêu khích, tạo cớ; kéo quốc gia, khu vực và cả nhân loại đến gần hiểm họa chiến tranh. Ngoài ra, nếu tham gia liên minh quân sự có thể dẫn đến nguy cơ bị tấn công bất ngờ bởi chính các đồng minh nếu chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Đặc biệt, khi tham gia liên minh, các nước tuy nằm trong một khối quân sự chung nhưng luôn đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của nước lớn, có tiềm lực mạnh trong liên minh và phải tuân thủ các nguyên tắc của liên minh, kể cả khi nguyên tắc ấy không phù hợp với lợi ích quốc gia mình. Mỗi thành viên, nhất là các nước nhỏ yếu sẽ không còn sự độc lập, tự chủ về những vấn đề cơ bản của quốc gia mà dễ trở thành “con tốt trên bàn cờ” để các nước lớn, các tập đoàn quân sự hùng mạnh thỏa hiệp với nhau, thực thi chính sách lôi kéo, ép buộc, khống chế các nước nhỏ trong liên minh.
Thứ hai, liên minh quân sự không phải là giải pháp tối ưu trong bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam. Việc tham gia liên minh hay không, liên minh với nước nào, lúc nào, như thế nào, để làm gì, liên minh đến đâu là tùy thuộc các yếu tố khách quan, chủ quan của từng thời kỳ lịch sử; phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc và nhất là phụ thuộc rất lớn vào chính sách quốc phòng cũng như các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của nước đó. Liên minh quân sự không phải là tất yếu và cũng không hề có cái gọi là bắt buộc phải liên minh quân sự giữa các nước.
Thứ ba, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc không xuất phát từ tham gia liên minh quân sự mà là sức mạnh nội lực của dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, sức mạnh của độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Việt Nam xây dựng nền quốc phòng dựa trên sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, lấy sức mạnh nội lực của dân tộc là chính, coi trọng xây dựng nhân tố chính trị, tinh thần, sự đoàn kết thống nhất, cả nước đồng lòng, toàn dân một ý chí. Đó chính là việc quy tụ “ý Đảng, lòng dân”, xây dựng “thế trận lòng dân”, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”.
Thứ tư, không tham gia liên minh quân sự bởi quốc phòng Việt Nam “mang tính chất hòa bình và tự vệ”. Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách quốc phòng “bốn không”: “Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Kiên trì đường lối quốc phòng với mục đích tự vệ và tính chất hòa bình, chính nghĩa, tiến bộ, phù hợp với quyền cơ bản của các quốc gia, dân tộc theo nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét