Nhân chuyện giáo sư đăng đàn bình phẩm về ông Chu Ngọc Anh, người được Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội và giới thiệu để HĐND thành phố bầu giữ chức Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Lạ thay, trong suốt bài viết của mình, tôi thấy ông chỉ than vắn thở dài về dung mạo bên ngoài của ông Anh rồi thốt lên rằng "tội nghiệp Hà Nội". Xin gửi giáo sư đôi lời thế này:
Ông có học hàm là giáo sư, lại theo ngành xã hội, há lại không hề nhớ đến chính tiên tổ của mình là Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, người nổi tiếng của dòng họ Mạc Việt Nam. Theo sử cũ, ông là người có ngoại hình xấu xí nhưng bù lại rất thông minh, ngay từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng. Năm 1304, đời vua Trần Anh Tông, triều đình mở khoa thi, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu, chiếm học vị Trạng nguyên khi mới hơn 20 tuổi. Thời xưa, người được chấm đỗ thi Đình phải vào yết kiến để vua xét dung mạo rồi mới quyết định cho đỗ hẳn hay không. Mạc Đĩnh Chi vào ra mắt, vua thấy tướng mạo ông xấu xí nên có ý không muốn cho đỗ trạng.
Biết ý vua, ông đã làm bài "Ngọc tỉnh liên phú" để gửi gắm chí khí của mình. Ông lấy hình ảnh hoa sen trong giếng ngọc đề cao phẩm chất trác việt và phong thái cao quý của một người khác thường, vượt xa người khác về mọi mặt; song không muốn a dua với người tầm thường để mong cho đời biết đến. Vua Trần Anh Tông xem xong khen là thiên tài rồi cho đậu. Sau này giúp ba đời vua: Anh Tông (1293-1313), Minh Tông (1314-1328), Hiến Tông (1329-1340), làm đến chức Đại Liêu ban Tả bộc xạ (Tể tướng) đứng đầu triều. Là người đã hai lần được cử đi sứ Trung Quốc. Với tài hùng biện, Mạc Đĩnh Chi dùng văn chương đấu trí với tất cả vua quan phương Bắc, khiến họ từ tức tối chuyển sang thán phục. Vua Nguyên Phong là Trạng Nguyên, vậy nên sử sách mới ghi là lưỡng quốc trạng nguyên.
Mang Mạc Đĩnh Chi để so với ông Chu Ngọc Anh là không thoả đáng vì hai con người ở hai thời đại khác nhau, thế nhưng họ đều có chung một điểm là "xấu trai". Thưa với ông Mạc Văn Trang rằng, Chủ tịch Hà Nội hay bất kỳ vị trí quan trọng nào trong hệ thống các cơ quan Đảng, nhà nước không thể đong đếm bằng cái mã bề ngoài mà phải dựa vào phẩm chất đạo đức, trình độ và bầu nhiệt huyết cống hiến cho dân cho nước. Ông Chu Ngọc Anh là tiến sĩ vật lý, từng là giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, lại kinh qua nhiều chức vụ quản lý, là Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ. Thế nên không thể nói là ông ấy không có kinh nghiệm hay tài năng, hãy chờ đợi và hy vọng về một vị Chủ tịch Hà Nội đủ tâm, tầm! Nếu chỉ dựa vào mã bề ngoài thì người ta đã lục tung cả Thủ đô để tìm ra mỹ nam, mỹ nữ để chọn làm Chủ tịch.
Giáo sư Mạc Văn Trang chắc cũng có ý nhắc đến câu nói của cổ nhân là "tâm sinh tướng", thế nhưng trong các phép tướng số xưa nay không hề nói đến chuyện người có hình thù xấu thì không có vận khí tốt. Kỳ Hiểu Lam đời nhà Thanh, mới nhìn thì có tướng "hành khất" thế nhưng ông ta lại là quan nhất phẩm thời Khang Hy đế. Tâm sinh tướng cũng có nghĩa là nhiều người trông bề ngoài có vẻ nho nhã, thư sinh như ông Mạc Văn Trang, được ăn học đủ đầy, thành danh dưới chế độ nhưng cuối đời lại sinh ra phản trắc, trở cờ, quay giáo vào chế độ, vào nhân dân. Đó mới là cái để ông gác tay lên trán mà suy ngẫm trong những tháng ngày ngắn ngủi còn lại./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét