Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

KHÔNG ĐỂ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG CHIÊU BÀI “CAN THIỆP NHÂN ĐẠO”

 Theo quan điểm của các luật gia quốc tế và cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan, thì khái niệm “can thiệp nhân đạo” được giải thích là: Quyền của cộng đồng quốc tế tiến hành hành động can thiệp, kể cả bằng quân sự, vào một quốc gia không có sự chấp thuận của quốc gia đó và của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với mục đích ngăn chặn, chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền hàng loạt tại đó. “Can thiệp nhân đạo” không chỉ được thực hiện thông qua sử dụng vũ lực, mà còn bao gồm cả các hoạt động can thiệp không sử dụng vũ lực, như: chính trị, ngoại giao, kinh tế...

Tuy rằng, các tuyên bố trên của Đại hội đồng Liên hợp quốc không ràng buộc về mặt pháp lý, song đã cho thấy quan điểm giống nhau giữa các quốc gia là chống lại việc sử dụng bất hợp pháp hành vi can thiệp. Như vậy, có thể thấy rõ rằng, “can thiệp nhân đạo” không hề dựa trên bất kỳ cơ sở pháp lý nào được cộng đồng quốc tế công nhận. Dù vậy, trong những năm qua, đặc biệt là từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới vẫn chứng kiến sự tồn tại của “can thiệp nhân đạo”.

Một thực tế khác là, mặc dù luật pháp quốc tế đặt ra nguyên tắc không can thiệp vào chủ quyền quốc gia, nhưng theo Điều 39, Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa và cưỡng chế với một quốc gia thực tế có hành động đe dọa hòa bình; phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược. Tuy nhiên, bản chất của sự can thiệp có tính chất tập thể và có điều kiện, chứ không phải là sự can thiệp tùy tiện của một hoặc một nhóm quốc gia, không bao hàm yếu tố nhân quyền. Mỹ đã tìm cách mở rộng phạm vi của sự can thiệp, dùng “can thiệp nhân đạo” giải quyết “các vi phạm nhân quyền”; thực chất là nhằm bảo vệ lợi ích và sắp xếp lại trật tự thế giới theo ý đồ của Mỹ hoặc chống lại các “nguy cơ” gây hại cho họ.

Để biện minh cho hoạt động can thiệp, Mỹ và đồng minh cho rằng, trong trường hợp một quốc gia bị rơi vào nội chiến hoặc khi chính quyền sở tại áp bức người dân của chính nước họ thì các quốc gia khác không thể coi các nguyên tắc cơ bản của pháp lý quốc tế về tôn trọng chủ quyền và không can thiệp là bất khả xâm phạm. Với việc pháp điển hóa nhân quyền trong luật quốc tế, Mỹ đã đẩy khái niệm chủ quyền quốc gia xuống hàng thứ yếu. Để đảm bảo nhân quyền, theo họ, cần thiết phải giới hạn, thậm chí xâm phạm chủ quyền.

Là đất nước yêu chuộng hòa bình, Việt Nam luôn khẳng định chính sách nhất quán muốn làm bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển, hợp tác cùng có lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Tiếp tục hoàn thành tốt vai trò là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã chấp thuận. Tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia, dân tộc trên cơ sở cùng có lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau../ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét