Sự phát triển của công nghệ mới đang phá bỏ liên tục những ranh giới, biên giới của không gian mạng. Cùng với việc mở rộng không gian mạng và tính liên kết ngày càng cao thì các vấn đề của xã hội, của con người lại càng phức tạp. Không gian mạng đang chiếm lĩnh không gian và thời gian thực của con người ngày càng nhiều, ảnh hưởng ngày càng lớn với tốc độ ngày càng nhanh, chính vì vậy nó ảnh hưởng sâu rộng và phức tạp đến lĩnh vực tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay.
MỘT SỐ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Một là, thách thức đối với hệ tư tưởng chính thống.
Do không gian mạng có tính mở
với đặc trưng tự do, đa dạng, bình đẳng, nhiều khi bị xoá nhoà ranh giới giữa
thực và ảo, giữa vật lý và hiện thực, vì vậy không gian mạng mang đến những
thách thức to lớn đối với nền tảng tư tưởng của Đảng.
Có thể nói, hiện nay, các hệ tư
tưởng, các luận điểm, các học thuyết ngoài mácxít, từ các loại chủ nghĩa khác nhau
như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa dân tộc cực đoan,
chủ nghĩa khủng bố mạng… cho đến chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa
hưởng lạc, cũng như vô số các tôn giáo, tín ngưỡng, thậm chí là mê tín dị đoan,
đang xuất hiện một cách tràn lan trên không gian mạng. Lợi dụng triệt để những
ưu thế của không gian mạng, một cách trực tiếp hay gián tiếp, các loại hình ý
thức hệ đó đã và đang công khai hay ngấm ngầm chĩa mũi nhọn vào lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Nhiều luận điểm, quan điểm trong các ý thức hệ đó đi ngược lại
với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời chứa đựng tính chất
độc hại, phản động, bóp méo thế giới quan và xuyên tạc nhân sinh quan, cố tình
định hướng giá trị một cách sai lầm cho những người dùng mạng Internet nói
riêng và cho người dân Việt Nam nói chung.
Hai là, thách thức đối với mặt trận tư tưởng - văn
hoá.
Một hệ tư tưởng nếu không được
truyền bá và giáo dục, củng cố và phát triển thường xuyên thì hệ tư tưởng đó sẽ
chết. Đảng ta luôn chú trọng mặt trận tư tưởng - văn hoá, luôn ý thức được tầm
quan trọng của công tác giáo dục tư tưởng, song sự phát triển của không gian
mạng hiện nay đang đặt ra những thách thức vô cùng to lớn. Các phương tiện
truyền thông truyền thống của chúng ta (truyền hình, phát thanh, sách,
báo, tạp chí, phim ảnh, bảng tin, khẩu hiệu cổ động…)đã tỏ ra chậm và phần
nàohạn chế về tính hiệu quả.Các phương thức truyền thông về tư tưởng, lý luận
chủ yếu vẫn là phổ biến nghị quyết, vận động học tập, nghe báo cáo,… trong
một không gian và thời gian nhất định, với tính chất bắt buộc, tập trung và
thống nhất, chủ yếu vẫn mang tính một chiều từ trên xuống và số lượng
đối tượng tiếp nhận thông tin hạn chế. Trong khi đó, không gian mạng với
tính chất đa dạng, phi tập trung, tự chủ và tương tác đã tác động mạnh mẽ và
thách thức to lớn đến cách giáo dục tư tưởng truyền thống. Không gian mạng
với phương thức giao tiếp ngang hàng, tương tác hai chiều và đa chiều, đã tạo
ra một bước nhảy vọt về chất trong phương thức tiếp cận thông tin và trao đổi ý
kiến, đồng thời cung cấp cho cư dân mạng cơ hội giao tiếp bình đẳng và một nền
tảng để chia sẻ quan điểm một cách tự do. Việc tuyên truyền, phổ biến các luận
điểm trên không gian mạng có hiệu quả cao, sức lan tỏa rộng và tính thẩm thấu
mạnh đã cóảnh hưởng nhất định đến tính định hướng,quyền kiểm soát,
quản lý của Đảng, Nhà nướcđối với mặt trận tư tưởng - văn hóa.
Ba là, thách thức đối với niềm tin vào sự lãnh đạo
của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Không gian mạng đã cải thiện
đáng kể khả năng của các cá nhân và tổ chức trong việc công bố, trao đổi,tiếp
cận và tiếp thu thông tin, đồng thời nâng cao tính độc lập, tính đa dạng, tính
chọn lọc và sự khác biệt của các suy nghĩ. Mọi người có thể tự do bày tỏ ý
kiến của mình (một cách ẩn danh), và có thể nhanh chóng trao đổi và chia sẻ
thông tin cũng như suy nghĩ của mình với những người khác về mọi vấn đề kinh
tế, chính trị, văn hóa, lối sống…trên không gian mạng. Không kể sự chống phá có
chủ đích của các thế lực thù địch, bản thân sự yếu kém của các công ty công
nghệ lớn trong việc bảo mật thông tin, vi phạm quyền riêng tư, buông lỏng tin
giả, kích động bạo lực… và sự bất cập của chúng ta trong quản lý, kiểm soát không
gian mạng đã tạo môi trường thuận lợi cho việc ngụy tạo, phổ biến lan tràn các
luận điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, đặc biệt là trên các mạng xã
hội. Mặc dù trong vài năm trở lại đây, chúng ta đã phần nào giành lại thế chủ
động trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng, song
tính bất đối xứng của cuộc chiến tư tưởng vẫn là một hiện tượng thường thấy, là
một thách thức không nhỏ. Điều này gây ảnh hưởng xấu và làm suy giảm
niềm tin của người dân đối với Đảng, đối với chế độ, đối với mục tiêu và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét