Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021

Cải cách dưới Triều Hồ

          Bắt đầu là đổi mới triều đại, giải quyết khủng hoảng cung đình. Năm 1393, thấy họ Trần bất lực, Nghệ Tông đã nói với Quý Ly: “Bình Chương (tức Quý Ly) là họ thân thích nhà vua, mọi việc nước nhà đều trao cho khanh cả. Nay thế nước suy yếu, trẫm thì già nua. Sau khi trẫm chết, quan gia nếu giúp được thì giúp”. Thực tế đó đã như một di chúc truyền ngôi. Vì vậy cuộc lên ngôi của Hồ Quý Ly năm 1400 như một sự chín muồi trong yêu cầu giải quyết khủng hoảng cung đình: Hồ lên thay Trần.

      Tiếp theo là cải cách thiết chế chính trị xã hội và hệ tư tưởng phong kiến với các biện pháp cụ thể: 

     Phát triển đội ngũ quan lại phong kiến quan liêu thay thế dần phong kiến quý tộc. Năm 1375, Nghệ Tông “xuống chiếu chọn các quan viên biết luyên tập võ nghệ, thông hiểu thao lược, thì không cứ là người tôn thất, đều cho làm tướng coi quân”. 

      Đề cao Khổng giáo, mở nhiều khoa thi tuyển chọn nhân tài từ bình dân thay thế quý tộc. Hạn chế Phật giáo, không ưu đãi tăng ni và phát triển chùa chiền như thời Trần mà còn có những biện pháp giảm thiểu. Không theo nếp Tiền Lê, Lý, Trần phong tặng quan tước cho quý tộc tôn thất. Không đưa nhiều tôn thất họ Hồ vào bộ máy nhà nước. Hồ Hán Thương “cấm người tông thất, cung nhân không được xưng quý hiệu, người vi phạm bị trị tội”. 

Trong giữ nước, nếu nhà Trần triệu tập Hội nghị Bình Than chỉ có vương hầu quý tộc đến bàn việc chống giặc, thì nhà Hồ trong chuẩn bị chống Minh lại chỉ triệu tập quan lại trong triều và quan lại đứng đầu các lộ tham dự Hội nghị Tây Đô, nhằm đề cao tác dụng và trách nhiệm của hệ phong kiến quan liêu, lấy Nguyễn Phi Khanh – ông thân sinh ra Nguyễn Trãi (không phải người tôn thất) làm Hàn lâm học sĩ. Đạo quân – thần đã thay thế quan hệ tông tộc.  (còn nữa)

MLN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét