Tự do internet không có nghĩa tuyệt đối. Không phải ai thích viết gì, nói gì, muốn xâm phạm cá nhân, tổ chức nào trên internet cũng được. Ngày nay, với sự bùng nổ internet, các quốc gia căn cứ đặc điểm, tình hình cụ thể để đề ra các quy định quản lý phù hợp. Điểm mấu chốt là dù quản lý theo phương thức nào thì cũng nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cá nhân, tổ chức, tránh các hành vi lạm dụng phạm pháp.
Điều 25, Bộ luật dân sự 2005 quy định khi quyền nhân thân của
cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi, xin lỗi, cải
chính công khai, yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. Đồng thời, Bộ luật Hình sự cũng
quy định rõ các điều luật về “tội vu khống”, “tội lợi dụng quyền tự do, dân chủ
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công
dân”... để xử lý các hành vi phạm tội.
Ai cũng có quyền tiếp cận thông tin, nhưng mỗi người hãy tự
biết cách bảo vệ mình trước những thông tin sai trái, bịa đặt, độc hại. Quyền tự
do thể hiện quan điểm, chính kiến nhưng quyền ấy là có ranh giới, cần tỉnh táo
nhận diện để không bị rơi vào sự hỗn độn thông tin, không bị kẻ xấu hướng lái,
lôi kéo, biến mình thành nhà “dân chủ mạng”, trở thành con rối của kẻ địch, sử
dụng mạng internet thành công cụ xâm hại cá nhân, tổ chức, xâm hại quốc gia,
dân tộc mà mình là chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ, gìn giữ.
Cần đặc biệt cảnh giác với các thông tin bịa đặt, độc hại
trên không gian mạng của các thế lực thù địch, phản động hòng chia rẽ nội bộ,
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân và phải nghiêm trị hành vi sử dụng mạng
internet phá hoại nội bộ, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Cần cảnh giác với
“dân chủ” mạng
Tự do internet không có nghĩa tuyệt đối. Không phải ai thích
viết gì, nói gì, muốn xâm phạm cá nhân, tổ chức nào trên internet cũng được.
Ngày nay, với sự bùng nổ internet, các quốc gia căn cứ đặc điểm, tình hình cụ
thể để đề ra các quy định quản lý phù hợp. Điểm mấu chốt là dù quản lý theo
phương thức nào thì cũng nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cá
nhân, tổ chức, tránh các hành vi lạm dụng phạm pháp.
Điều 25, Bộ luật dân sự 2005 quy định khi quyền nhân thân của
cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi, xin lỗi, cải
chính công khai, yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. Đồng thời, Bộ luật Hình sự cũng
quy định rõ các điều luật về “tội vu khống”, “tội lợi dụng quyền tự do, dân chủ
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công
dân”... để xử lý các hành vi phạm tội.
Ai cũng có quyền tiếp cận thông tin, nhưng mỗi người hãy tự
biết cách bảo vệ mình trước những thông tin sai trái, bịa đặt, độc hại. Quyền tự
do thể hiện quan điểm, chính kiến nhưng quyền ấy là có ranh giới, cần tỉnh táo
nhận diện để không bị rơi vào sự hỗn độn thông tin, không bị kẻ xấu hướng lái,
lôi kéo, biến mình thành nhà “dân chủ mạng”, trở thành con rối của kẻ địch, sử
dụng mạng internet thành công cụ xâm hại cá nhân, tổ chức, xâm hại quốc gia,
dân tộc mà mình là chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ, gìn giữ.
Cần đặc biệt cảnh giác với các thông tin bịa đặt, độc hại
trên không gian mạng của các thế lực thù địch, phản động hòng chia rẽ nội bộ,
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân và phải nghiêm trị hành vi sử dụng mạng
internet phá hoại nội bộ, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét