Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC HIỆN NAY

 


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Ở cấp Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cần có nghị quyết chuyên để về công tác dân tộc theo tỉnh thần Đại hội XII của Đảng; Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Kết luận số 57-KL/TW ngày 3-11-2009 của Bộ _ Chính trị về công tác đân tộc, tôn giáo, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14-1-2011 của Chính phủ về công tác dân tộc. Ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đân tộc; đề cao trách nhiệm và tăng cường trách nhiệm của từng cá nhân, tô chức trong thực thi chính sách dân tộc; đây mạnh công tác tuyên truyền chính sách đến đối tượng thụ hưởng để nhân dân tham gia trực tiếp vào quá trình triển khai thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn.

Khắc phục sự chồng chéo, bất cập trong hệ thống chính sách, pháp luật về dân tộc

Để khắc phục sựchồng chéo trong hệ thống chính sách, pháp luật về dân tộc, Chính phủ cần chỉ đạo Ủy ban Dân tộc làm đầu mối Tà soát lại hệ thống chính sách dân tộc đang được thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc, miền núi. Việc rà soát này nhằm đánh giá quá trình tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện chính sách để duy trì các chính sách còn hiệu lực, có hiệu quả và phát hiện ra những chính sách chồng chéo, bất cập theo lĩnh vực do các bộ, ngành quản lý từ đó có sự điều chỉnh, sửa đổi, bố sung chính sách mới cho phù hợp. Trong đó, cần ưu tiên theo các lĩnh vực: đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số và giảm nghèo bền vững ở các vùng dân tộc.

Ngoài hệ thống chính sách chung cho cả nước, khu vực dân tộc thiểu số có số dân ít, các khu vực trọng điểm về vấn đề dân tộc hay bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá chế độ cần được ưu tiên thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù và luôn được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với mỗi một giai đoạn phát triển.

Ủy ban Dân tộc cần chủ động tham mưu cho Chính phủ để ban hành khung hệ thống chính sách đối với khu vực dân tộc thiểu số và miền núi cho từng giai đoạn, xây dựng khung chính sách phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội tổng thể của vùng và địa phương. Khung hệ thống chính sách sẽ là cơ sở để các bộ, ngành và địa phương xây đựng những chính sách cụ thê đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực, khắc phục sự chồng chéo giữa các bộ, ngành, giúp cho Ủy ban Dân tộc thực hiện tốt hơn vai trò quản lý, giám sát việc xây dựng và tô chức thực hiện hệ thống chính sách ở vùng đân tộc thiểu số và miễn núi.

Với một số dân tộc thiểu số có dân số ít và một số vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, Ủy ban Dân tộc tham mưu cho Chính phủ ban hành có cơ chế, chính sách đặc thù để giảm nghèo: nhanh, góp phần bảo tồn, phát triển toàn diện các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Cùng với đó, cần sớm ban hành Luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miễn núi nhằm bỗ sung, hoàn thiện các quy định của các luật chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà _ nước về công tác dân tộc. Đồng thời, Luật này còn khắc phục những chồng chéo, dàn trải của chính sách, pháp luật chuyên ngành liên quan đến công tác dân tộc; tạo khung pháp lý thống nhất đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bảo dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

Phân bố các định mức chính sách phù hợp với từng vùng, từng dân tộc thiểu số

Thực tế cho thấy, đa số đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại các vùng còn kém phát triển; nhiều vùng chủ yếu nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương nên cân đối ngân sách rất khó khăn. Tại các vùng này, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn nhiều nên việc đóng góp theo xu hướng xã hội hóa khi xây dựng các công trình dân sinh là rất khó khăn. Vì vậy, cần có các định mức chính sách phù hợp, đủ để đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển văn, giáo dục, bảo vệ môi trường... Đồng thời, cần điều chỉnh chính sách bằng việc cấp đủ kinh phí từ Trung ương cho phù hợp với số đối tượng chính sách hoặc quy định một tỷ lệ phù hợp, tùy thuộc vào mỗi chính sách để tăng tính khả thi. Đối với những địa phương mang nhiều nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cần có quy định. cụ thể theo phương châm: quản lý các chương trình đầu tư chính là quản lý nguồn quỹ phát triển. Theo đó, nên có cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư tài chính theo các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn hay đài hạn.

Tiếp tục hoàn thiện tố chức bộ máy nhà nước quản lý về công tác dân tộc

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước quản lý về công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương, gồm Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh, Phòng Dân tộc huyện theo hướng tính gọn, hiệu quả. Bồ sung trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ về quản lý nhà nước về công tác dân tộc vào chức năng, nhiệm vụ của 1 công chức Ủy ban cấp cơ sởở các địa bàn vùng dân tộc, miền núi (vì hiện nay ở cấp cơ sở chưa có biên chế cho công chức chuyên trách quản lý nhà nước về công tác dân tộc). Đối với các vùng dân tộc trọng điểm (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, Tây duyên hải miền Trung), các tỉnh vùng dân tộc nghèo, đặc biệt khó khăn, các huyện nằm trong Chương trình 30a cần có cơ chế đặc thù để tăng số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý về công tác dân tộc (chú ý cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ tại chỗ); đây nhanh công tác đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý về công tác dân tộc tại các địa bàn này.

Đổi mới công tác đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Trong những năm tới, Học viện Dân tộc và một số trường đại học nên có chuyên ngành quản lý nhà nước về công tác dân tộc nhằm tiến tới chuẩn hóa yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác này. Các cơ sở đào tạo đại học/các học viện cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để mởmã ngành đào tạo sau đại học chuyên ngành quản lý nhà nước về công tác dân tộc nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về công tác này.

Đặc biệt phải chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý nhà nước về công tác dân tộc là  người dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân tộc bằng các biện pháp cụ thê:

Một là, Ủy ban Dân tộc và các địa phương tiến hành điều tra, phân loại cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc là người dân tộc thiêu số một cách công khai, dân chủ, sát với thực tế. Từ đó có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ đương nhiệm. Đối với đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách, cùng với kiến thức chuyên ngành cần tăng cường đảo tạo, bồi dưỡng kiến thức về dân tộc, miền núi, công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Đối với đội ngũ cán bộ các cấpở địa phương, cần được cập nhật những chủ trương, chính sách mới, đào tạo về kỹ năng triển khai chính sách, chương trình, đề án cho hiệu quả nhất.

Đồng thời, hằng năm có kế hoạch tăng chỉ tiêu đào tạo cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc là người dân tộc thiểu số như: Học viện Dân tộc cần phối hợp với các trường phổ thông dân tộc nội trú hướng nghiệp cho những học sinh người dân tộc thiểu số đang học tại trường phổ thông dân tộc nội trú theo ngành quản lý nhà nước về công tác đân tộc; tăng chỉ tiêu xét tuyển học sinh đi học hệ cử tuyển tại các trường có chuyên ngành dân tộc học/quản lý nhà nước đúng đối tượng là người dân tộc thiểu số với sự trợ cấp học bổng và miễn học phí bằng Ngã sách của tỉnh và của Nhà nước.

Hai là, củng cố, kiện toàn hệ thống các khoa, trường đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Tăng thêm điều kiện và các phương tiện kỹ thuật giảng dạy, học tập cho các cơ sở đào tạo này. Tại các cơ sở đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về công tác dân tộc, cần coi trọng đúng mức các học trình về lịch sử, ngồu ngữ, văn hóa, tâm lý, tập quán của dân tộc thiểu số.

Ba là, sửa đỗi, bỗ sung các cơ chế, chính sách đãi ngộ cán bộ _ làm công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc nói chung và cán bộ làm công tác này là người dân tộc thiểu số nói riêng. Với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về công tác dân tộc là người dân tộc thiểu số phải có quy hoạch trước mắt, lâu đài và ổn định bằng việc lựa chọn những cán bộ có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt cử đi đào tạo/đào tạo lại/đào tạo nâng cao và có các chế tài ràng buộc để họ phải quay về phục vụ tại địa phương nơi họ đã sinh sống. Việc ._ quy hoạch và bố trí cán bộ quản lý nhà nước về công tác dân tộc phải có phương án chủ động, hợp lý trong toàn ngành với từng địa phương, từng dân tộc cụ thể (nhất là với các vùng, các dân tộc hiện nay có tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số còn thấp). 3.6. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiếm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về dân tộc

Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, tông kết, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về dân tộc phải kiện toàn tổ chức bộ máy thanh tra công tác dân tộc, tập trung xây dựng hệ thống mục tiêu và chỉ tiêu phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, tổng kết, đánh giá chính sách dân tộc. Tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin giữa thanh tra, kiểm tra công tác dân tộc với thanh tra, kiểm tra của các bộ, ngành chức năng ở cả Trung ương và địa phương. Đổi mới phương pháp tiến hành thanh tra, kiểm tra; giám sát việc thực hiện các kiến nghị, đề xuất sau thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, đôi mới căn bản quy trình xây dựng chính sách và thực hiện chính sách về dân tộc, theo hướng người dân trực tiếp tham gia kiến nghị các nhu cầu và thiết kế chính sách; khi dự thảo xong chính sách sẽ lấy ý kiến của người dân, cùng với sự tư vấn, phản biện của các nhà khoa học độc lập, các nhà hoạt động xã hội; công khai các chương trình, dự án, nhất là các nguồn lực tài chính, các chính sách, chế độliên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi để nhân dân tại các địa bàn triển khai chương trình, dự án được biết, tham gia thực hiện, giám sát đảm bảo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

 Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội (các cấp) ở vùng dân tộc thiểu số phải đưa nội dung giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về vấn đề dân tộc vào kế hoạch hành động hàng năm để trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức này. Qua đó sẽ nâng cao hiệu quả giám sát tại - địa phương.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét