Chiến lược "diễn biến hoà bình" của và các thế lực thù địch tuy được che đậy bởi các thủ đoạn phi quân sự là chủ yếu, hết sức tinh vi, lắt léo xảo quyệt, nhưng bản chất của chiến lược "diễn biến hoà bình" vẫn là bản chất phản cách mạng, chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội rất phản động và cực kỳ nguy hiểm. Đặc trưng của chiến lược diễn biến hoà bình của đế quốc Mỹ là:
Sử dụng các
biện pháp phi vũ trang để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào độc
lập dân tộc. Bằng phương thức hoà bình, từng bước gây ảnh hưởng có lợi tiến tới
xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, dập tắt phong trào cách mạng, phong trào độc
lập dân tộc. Đây là cuộc chiến tranh không đại bác, xe tăng, máy bay, tàu
chiến, không mùi thuốc súng nhưng cực kỳ nguy hiểm.
Thông qua
các công cụ mềm; sự tác động từ bên ngoài tạo sự chuyển hoá, diễn biến từ bên
trong; không phá hoại của cải vật
chất một cách rầm rộ bằng vũ lực.
Chiến lược "diễn biến hoà bình" mang
tính toàn cầu, không giới hạn về thời gian, không gian. Đế quốc Mỹ và các thế
lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống kinh tế xã hội, với nhiều biện pháp thủ đoạn thâm độc xảo quyệt,
đặc biệt trên lĩnh vực chính trị tư tưởng, trước hết tập trung chống phá vào
Đảng cộng sản Việt Nam nhằm tạo sự chuyển hoá từ bên trong nội bộ Đảng, nhà
nước về tư tưởng, quan điểm, đường lối, tổ chức nhân sự tiến tới xoá bỏ chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trong tình hình
mới, âm mưu phi chính trị hoá quân đội của kẻ thù tuy chưa thể làm cho quân đội
ta "biến chất", mất phương hướng và mục tiêu chính trị, tuy chưa thể
xoá bỏ được vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với quân đội ta, nhưng sự
tồn tại của nó là hết sức nguy hiểm. Bởi âm mưu phi chính trị hoá quân đội của
các thế lực thù địch đang có được một số điều kiện để tồn tại. Đó chính là tình
hình chính trị, quân sự phức tạp trên thế giới; đó chính là những tác động tiêu
cực từ điều kiện kinh tế xã hội của đất
nước, nhất là mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường đã và đang ảnh hưởng tiêu
cực đến tiềm lực chính trị - tinh thần của quân đội ta, đến tư tưởng, đạo đức
lối sống của cán bộ chiến sỹ, cộng thêm đó là một số vấn đề xã hội hết sức phức
tạp, nhạy cảm như cơ cấu giai cấp, vấn đề tôn giáo, vấn đề dân tộc, vấn đề nhân
quyền, vấn đề biên giới lãnh thổ,v.v...
Do vậy để đấu
tranh làm thất bại chiến lược "diễn biến hoà bình" đặc biệt là âm mưu
"phi chính trị hoá quân đội" của các thế lực thù địch, yêu cầu đặt ra
đối với nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính trị trong tình hình hiện nay cần
làm tốt một số nội dung cơ bản sau:
Một là:
Công tác đảng, công tác chính trị phải thường xuyên coi trọng công tác giáo dục
giác ngộ giai cấp cho cán bộ chiến sỹ. Bởi quân đội bao giờ cũng mang bản chất
của một giai cấp nhất định, không có quân đội đứng trên, đứng ngoài giai cấp,
quân đội phi giai cấp, siêu giai cấp.
Hai là: Công
tác đảng, công tác chính trị phải góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội
ngũ cán bộ quân đội đủ sức đấu tranh chống âm mưu phi chính trị hoá của kẻ thù.
Đội ngũ cán bộ mạnh không chỉ có giác ngộ tốt mà còn phải có bản lĩnh chính trị
vững vàng, có năng lực thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh.
Ba là: Công tác đảng, công tác chính trị
phải làm tốt cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị tư tưởng và văn hoá. Để làm
thất bại âm mưu phi chính trị hoá quân đội của kẻ thù , đòi hỏi chúng ta phải
củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh trong quân đội.
Bốn là:
Nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đào tạo trang bị kiến thức cơ bản cho bộ
đội nhất là lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ của quân đội trong
tình hình mới, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và cương vị chức trách được giao.
Đồng thời phải thường xuyên chăm lo xây dựng quân đội, xây dựng từng đơn vị
vững mạnh về mọi mặt, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở. Tập trung xây dựng đội
ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống
tốt, nhạy bén sắc sảo về chính trị, đủ sức làm nòng cốt trong cuộc đấu tranh
trên lĩnh vực chính trị tư tưởng hiện nay.
CTD
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét