Sau mưu đồ chống phá Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) nhiệm kỳ 2021 - 2026. Chính vì vậy, cán bộ, chiến sĩ cần nâng cao cảnh giác, chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động; góp phần tích cực vào thành công ngày hội của toàn dân.
Càng gần đến ngày bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, trên trang mạng xã hội của các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị, cùng một số trang báo nước ngoài liên tục đưa ra những bài viết có nội dung tiêu cực, thiếu chính xác về công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp tại Việt Nam. Chúng đưa ra chiêu bài “Bầu cử chỉ là màn kịch dân chủ” do Đảng đạo diễn, “Không thể có cuộc bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử”. Chúng dùng các chiêu trò “tự ứng cử”, hô hào ủng hộ cho các “nhà dân chủ”, thông qua các trang mạng thu thập chữ ký; đề ra “cương lĩnh tranh cử”, “cam kết với cử tri, với đồng bào” những lời hứa hẹn có cánh để tạo niềm tin, từ đó đưa những thông tin sai lệch về Đảng Cộng sản Việt Nam, về nền dân chủ của Việt Nam cũng như thành quả của đất nước trong quá trình đổi mới.
Những lời rêu rao như trên là hoàn toàn sai sự thật. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp nhằm chọn ra những người trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vi phạm pháp luật; có trình độ chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ ĐBQH, HĐND các cấp; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; … những điều này không “nhà dân chủ” nào có được khi tham gia “tự ứng cử”.
Theo Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần ĐBQH khóa XV là 500 người (đại biểu ở các cơ quan Trung ương là 207 người (41,4%), đại biểu ở địa phương 293 người (58,6%); số đại biểu là người ngoài Đảng từ 25 - 50 đại biểu (từ 5 - 10%); có cơ cấu nữ, cơ cấu tuổi trẻ, cơ cấu cán bộ nghiên cứu khoa học, trí thức, doanh nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn sản xuất kinh doanh... Hiện nay, công tác chuẩn bị bầu cử trong phạm vi cả nước được triển khai đúng pháp luật, bảo đảm tiến độ đề ra; công tác chuẩn bị nhân sự ứng cử được tiến hành đúng quy trình, thành phần đại biểu là nữ, trẻ tuổi, ngoài Đảng, dân tộc thiểu số, có trình độ chuyên môn cao và cho các thành phần xã hội có đủ.
Công tác bầu cử lần này diễn ra trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp; các thế lực thù địch tăng cường hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhân dân ta, nhất là cuộc bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp. Vì vậy, mỗi cán bộ, chiến sĩ cần thể hiện rõ trách nhiệm của mình, nêu cao cảnh giác, chủ động đấu tranh, kịp thời phản bác những quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực phản động. Mỗi người cần nâng cao khả năng “tự đề kháng”, tự bảo vệ chính mình trước các thông tin xấu độc; có thái độ, trách nhiệm rõ ràng trước các luồng thông tin xấu trước, trong và sau thời điểm diễn ra cuộc bầu cử; đóng góp tích cực vào ngày hội của toàn dân.
Những lời rêu rao như trên là hoàn toàn sai sự thật. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp nhằm chọn ra những người trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vi phạm pháp luật; có trình độ chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ ĐBQH, HĐND các cấp; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; … những điều này không “nhà dân chủ” nào có được khi tham gia “tự ứng cử”.
Theo Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần ĐBQH khóa XV là 500 người (đại biểu ở các cơ quan Trung ương là 207 người (41,4%), đại biểu ở địa phương 293 người (58,6%); số đại biểu là người ngoài Đảng từ 25 - 50 đại biểu (từ 5 - 10%); có cơ cấu nữ, cơ cấu tuổi trẻ, cơ cấu cán bộ nghiên cứu khoa học, trí thức, doanh nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn sản xuất kinh doanh... Hiện nay, công tác chuẩn bị bầu cử trong phạm vi cả nước được triển khai đúng pháp luật, bảo đảm tiến độ đề ra; công tác chuẩn bị nhân sự ứng cử được tiến hành đúng quy trình, thành phần đại biểu là nữ, trẻ tuổi, ngoài Đảng, dân tộc thiểu số, có trình độ chuyên môn cao và cho các thành phần xã hội có đủ.
Công tác bầu cử lần này diễn ra trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp; các thế lực thù địch tăng cường hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhân dân ta, nhất là cuộc bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp. Vì vậy, mỗi cán bộ, chiến sĩ cần thể hiện rõ trách nhiệm của mình, nêu cao cảnh giác, chủ động đấu tranh, kịp thời phản bác những quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực phản động. Mỗi người cần nâng cao khả năng “tự đề kháng”, tự bảo vệ chính mình trước các thông tin xấu độc; có thái độ, trách nhiệm rõ ràng trước các luồng thông tin xấu trước, trong và sau thời điểm diễn ra cuộc bầu cử; đóng góp tích cực vào ngày hội của toàn dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét