Chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta là mục tiêu xuyên suốt của các thế lực thù địch được thực hiện bằng những âm mưu, thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt và vô cùng nguy hiểm. Sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng có hệ thống, tổ chức chặt chẽ, thủ đoạn tinh vi, nội dung chống phá toàn diện trên nhiều , lĩnh vực, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Do vậy, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ nội dung; đặc điểm của những chiêu trò chống phá của chúng để nâng cao cảnh giác, chủ động, tích cực trong đấu tranh là việc làm cấp thiết. Trước hết về nội dung chúng tập trung chống phá là:
(1)
Chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng. Các thế lực thù địch hiểu rất rõ vai
trò của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng và sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta, do vậy chúng tập trung mọi nỗ lực để chống phá một
cách kiên trì, kiên quyết. Luận điệu của chúng: “Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô
và Đông Âu là minh chứng cho Chủ nghĩa Mác-Lênin hiện đã lỗi thời, không còn
phù hợp”; việc “Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin là sai
lầm”; “Chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao của sự phát triển của xã hội loài người, không
có gì có thể thay thế được, chủ nghĩa tư bản đang tự điều chỉnh và hoàn thiện”...
(2) Xuyên tạc, phủ nhận cương lĩnh, đường lối và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Chúng xuyên tạc, phủ nhận đường lối chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Đảng. Chung cho rằng Đảng Cộng
sản Việt Nam “bảo thủ” vì con đường đi lên CNXH là trái quy luật, CNXH là không
có thật; thực tế Việt Nam hiện nay là “đỏ vỏ, xanh lòng”... Đối với quân
đội, chúng cho rằng “quân đội chỉ trung thành và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân
dân”, “quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị”; “có nhiều đảng cạnh tranh mới
là dân chủ”, cần xóa bỏ Điều 4; sửa đổi Điều 65 của Hiến pháp năm 2013 của nước
ta. (3) Chống phá công tác cán bộ
của Đảng. Với mưu đồ gây chia rẽ nội bộ, làm cho Đảng ta “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” từ bên trong... (4) Phủ nhận thành tựu phát triển đất nước dưới
sự lãnh đạo của Đảng trong suốt hơn 91 năm qua, nhất là thành tựu qua 35 năm
đổi mới toàn diện đất nước (dù đã được nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế
ghi nhận, đánh giá cao).
Những
hoạt động chống phá trên đều nhằm tác động vào nhận thức, tư tưởng của cán bộ,
đảng viên và nhân dân ta, nhất là với những người thiếu bản lĩnh, nhận thức mơ
hồ và những kẻ bất mãn... từ đó gây hoài nghi, suy giảm niềm tin vào Đảng, chế
độ XHCN, rơi vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Có
thể khái quát một số đặc điểm trong chiêu trò chống phá của các thế lực thù
địch là: 1- Hoạt động chống phá luôn được các thế lực thù địch chủ động tiến
hành trên mọi lĩnh vực, cấp độ, dưới nhiều hình thức; triệt để lợi dụng các
phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội... 2- Hoạt động chống phá diễn ra
thường xuyên, liên tục, không ngại bịa đặt, dựng chuyện, theo phương châm “nói
nhiều sẽ tin”... 3- Hoạt động chống phá diễn ra tinh vi, đa dạng, nhiều
chiều.
Để
góp phần đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch,
cùng với việc chủ động tăng cường thông tin tích cực, đi đôi với ngăn chặn có
hiệu quả các thông tin xấu độc thì điểm mấu chốt vẫn là phải đẩy mạnh việc siết
chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy công quyền, làm cơ sở tiếp tục thực
hiện có hiệu quả các chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, đối ngoại, quốc
phòng, an ninh... mà Đảng ta đã xác định. Bên cạnh đó, cần tiếp tục làm tốt
công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền, nâng cao cảnh giác và nhận thức cho
mọi cán bộ, đảng viên cùng các tầng lớp nhân dân về âm mưu, thủ đoạn chống phá
của các thế lực thù địch và tính chất nguy hại của nó. Đặc biệt là phải nâng
cao chất lượng việc học tập và nghiên cứu lý luận, không chỉ làm cho cán bộ,
đảng viên và quần chúng nhân dân thấu suốt, đồng thuận cao với mọi quan điểm,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước mà còn làm cơ sở tiền đề
để các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ngày càng đi vào thực tiễn một
cách mạnh mẽ, hiệu quả. Trong đó, cần chú ý phân biệt rõ giữa “quan điểm khác”
với “quan điểm thù địch”. Căn cứ cơ bản để phân biệt 2 loại quan điểm đó là xem
nó có trái hoặc không trái với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, lợi của đất nước và
nhân dân./.
DÂN QUÂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét