+ Tín ngưỡng, tôn giáo mang tính quần chúng,
nhưng ở cấp độ tâm lý tôn giáo, có tính dung hợp, đan xen, hòa đồng, dễ chấp
nhận sự hiện diện của các vị thần, thánh, của tôn giáo khác. Hành vi tôn giáo
ít nhiều mang tính thực dụng và theo tính cổ truyền truyền thống. Tâm lý tôn
giáo không chỉ sâu đậm trong những tín đồ tôn giáo mà còn cả trong những số
đông những người không theo tôn giáo.
+ Các tôn giáo chính có ảnh hưởng lớn trong
xã hội đều du nhập từ bên ngoài vào và nhiều ít được “Việt hóa”. Ngoài tín
ngưỡng truyền thống và tàn dư tín ngưỡng nguyên thủy gắn với đời sống tâm linh
của người Việt, các tôn giáo du nhập vào Việt Nam, dù “tự nhiên” như Phật Giáo
hay “áp đặt” như Thiên Chúa giáo vẫn hòa quyện với văn hóa dân tộc, tạo nên một
nền văn hóa thống nhất nhưng đa diện, phong phú. Ở một số thời điểm lịch sử
nhất định, giữa các tôn giáo ở nước ta cũng có sự “bất hòa” do các thế lực thực
dân, đế quốc âm mưu chia rẽ tôn giáo để thực hiện ý đồ chính trị. Song nhìn chung
tôn giáo ở Việt Nam có sự hòa hợp, chung sống hòa bình. Các tín đồ dù thuộc tôn giáo nào đều có chung mục
đích sống “tốt đời, đẹp đạo’ tích cực góp phần vào sự nghieẹp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét