Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Hoàn cảnh lịch sử ra đời Ki - tô giáo

 


Vào khoảng thế kỷ V-TCN, nhà nước chiếm hữu nô lệ La Mã được thành lập ở phía Bắc bán đảo I-ta-li-a. Sau khi thành lập, chỉ trong vài thế kỷ, La Mã từ một quốc gia chiếm hữu nô lệ nhỏ hẹp trở thành một đế quốc rộng lớn trải dài từ Tây sang Đông bao gồm bán đảo I-ta-li-a và các nước vùng Địa Trung Hải.

Đế chế La Mã được thiết lập bằng chiến tranh và dựa chủ yếu vào sức lao động của nô lệ. Với phương châm “cạo lông chứ không lột da”, giai cấp quí tộc, chủ nô La Mã đã tăng cường ách áp bức và sự bóc lột tàn nhẫn đối với nô lệ bán đảo I-ta-li-a và các dân tộc bị chinh phục. Do vậy, trong xã hội đã chứa chất mâu thuẫn gay gắt và rạn nứt. Mâu thuẫn cơ bản nhất, sâu sắc và quyết liệt nhất là giữa nô lệ và chủ nô, giữa các dân tộc bị chinh phục với kẻ xâm lược. Các mâu thuẫn này ngày càng sâu sắc đã phát triển thành các cuộc khởi nghĩa vũ trang mang tính quần chúng rộng rãi chống lại giai cấp chủ nô và quân xâm lược.

Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa rộng lớn của nô lệ do Spác-ta-quýt lãnh đạo nổ ra vào năm 74 -TCN làm rung chuyển đến tận nền móng, đánh dấu sự suy tàn của đế quốc La Mã. Tuy nhiên, đế quốc La Mã lúc đó còn khá mạnh nên đã nhanh chóng dìm các cuộc khởi nghĩa trong biển máu.

Hàng ngàn, hàng vạn nghĩa quân bị tù đày hoặc hành hình trên các giá câu rút. Quần chúng lao khổ càng bị bóc lột, càng bị đàn áp dã man lại càng cảm thấy bất lực và tuyệt vọng trước cuộc sống thực tại. Họ luôn trông chờ vào sự giúp đỡ của lực lượng siêu nhiên, một vị thần hay một Đấng Cứu thế để có thể đánh đổ đế quốc La Mã, giải phóng dân tộc, xây dựng một vương quốc của sự công bằng. Ki-tô giáo đã ra đời trong hoàn cảnh chính trị xã hội như vậy. Nhà sử học người Pháp Sác-lơ Eng-sen thật có lý khi nói rằng: “Chúa Ki-tô đã thắng vì Spác-ta-quýt đã thất bại. Đấng phán xử của thiên quốc vào ngày tận thế đã thay thế cho Đấng phán xử là người trần thế”.

Như vậy có thể nói, Ki-tô giáo vừa là sản phẩm tinh thần của quần chúng trước tình trạng bi đát và thất vọng trong cuộc sống, vừa là phản ứng của họ trước chính sách áp bức bóc lột của đế quốc La Mã.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét