Giữa “cơn bão” thông tin thật - giả trên môi trường mạng như hiện nay, vai trò của các cơ quan quản lý, cơ quan báo chí chính thống càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để phát huy vai trò của báo chí trong cuộc chiến chống tin giả, các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cần tăng cường cung cấp thông tin nhanh nhạy, trung thực, chính xác, hạn chế cơ hội cho những đối tượng lợi dụng sự kém hiểu biết, sự tò mò của người dân... để thông tin sai sự thật nhằm kích động, trục lợi... Khi tỉnh táo, hiểu rõ bản chất tin tức vô căn cứ trên mạng xã hội, người dân sẽ đặt niềm tin vào các kênh thông tin chính thức để xác minh thông tin mà họ quan tâm.
Các tòa soạn cần
phải hợp tác với nhau để đưa ra những thông điệp nhất quán xung quanh những
thông tin sai trái. Cần viết những tin, bài tiêu đề có trách nhiệm chứ không
nên sử dụng thủ thuật SEO để câu view mà hậu quả là càng tăng thêm sức mạnh cho
“tin đồn, tin nhảm”.
Các cơ
quan báo chí tiếp tục thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác, hiệu quả về
công tác phòng, chống dịch bệnh, lưu ý tránh đưa tin thụ động, một chiều, phải
có phân tích, so sánh, đánh giá khách quan, trung thực, để Nhân dân hiểu được,
biết được về tình hình dịch bệnh, các biện pháp, trách nhiệm phòng, chống dịch;
truyền cảm hứng để Nhân dân thêm tin tưởng, ủng hộ và tích cực hợp tác, tự giác
thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; tinh thần chung truyền thông là để
“Dân hiểu, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân thụ hưởng
thành quả”...
Tin giả
(fake news) được hiểu là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng,
kiểm duyệt, xuất hiện sai lệch về nội dung, được khuếch tán trên Internet và
các phương tiện truyền thông. Một điều tệ hại là những thông tin sai lệch có xu
hướng lan truyền nhanh hơn tin thật trên các dịch vụ truyền thông xã hội. Đây
là một thực trạng đáng báo động, khiến các nhà chức trách, cơ quan thực thi
pháp luật gặp nhiều khó khăn.
Tại
Điều 8 và Điều 9 Luật An ninh mạng 2018 nêu rõ: Nghiêm cấm hành vi thông tin
sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế
- xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành
công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức
độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét