Để thực hiện thành công, thắng lợi con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội và mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn
minh”, cần tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí, nghị
lực và sức sáng tạo của con người Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Muốn vậy, theo chúng tôi cần tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp
trọng tâm sau:
Một là, các
cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể cần chăm lo, phát huy và bảo đảm
quyền làm chủ của nhân dân; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt
là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đề cao vai trò chủ thể, vị
trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ
quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước yêu cầu đổi mới, chỉ có mở rộng dân
chủ xã hội chủ nghĩa mới có đoàn kết thật sự và bền vững. Phát huy vai trò nòng
cốt của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động, đa
dạng hóa các hình thức vận động, tập hợp nhân dân thiết thực, hiệu quả trong
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định
chính trị và chủ động hội nhập quốc tế. Thực hiện và góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của các tầng lớp nhân dân.
Hai là, Đại
đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích
giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của nhân dân. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước điều vì lợi ích của nhân dân. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững
chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các cấp ủy Đảng và chính quyền
phải thường xuyên lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, trao đổi, đối
thoại, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và yêu cầu
chính đáng của nhân dân; tạo nên niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà
nước, sự đồng thuận của nhân dân trong xã hội. Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể
hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng về đại đoàn kết
toàn dân tộc; hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế ,chính sách để
phát huy vai trò của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn của đất
nước; bảo đảm quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân , vì nhân dân;
khắc phục những hạn chế, bảo đảm tác dụng, hiệu quả thực chất hoạt động giám
sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội;
tạo sự đồng thuận trong xã hội và góp phần tích cực vào công tác xây dựng Đảng,
chính quyền trong sạch, vững mạnh; xây dựng, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân trong quá trình phát triển đất nước.
Ba là, trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, cần đầu tư, quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng,
phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh
chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công
nghiệp của công nhân. Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể
của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Nâng cao năng
suất lao động trong nông nghiệp và cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân
nông thôn; thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xóa đói, giảm nghèo,
khuyến khích làm giàu hợp pháp. Xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh,
có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Tôn trọng và phát huy
tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Trọng dụng trí thức trên
cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến. Có cơ chế, chính
sách đặc biệt để thu hút nhân tài của đất nước. Coi trọng vai trò tư vấn, phản
biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch
định đường lối,chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước và các dự
án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chăm lo bồi dưỡng và phát huy vai trò của
thế hệ trẻ, đội ngũ doanh nhân, phụ nữ, Cựu Chiến binh, người cao tuổi, các cá
nhân tiêu biểu, các nhân sĩ, trí thức, người dân tộc thiểu số, các tín đồ, chức
sắc tôn giáo và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong công cuộc đổi mới,
xây dựng và phát triển nhanh, bền vững đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.
Bốn là, Đoàn
kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tiếp tục hoàn thiện các cơ
chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết
hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển. Huy động, phân bổ,
sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến
căn bản về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc
thiểu số, nhất là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền
Trung. Cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các
dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều,
bền vững. Tăng cường kiểm tra ,giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ
trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp một cách công khai,
minh bạch. Chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ,
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch. Vận động đồng bào
các dân tộc phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, tích cực tham gia bảo vệ
chủ quyền, biên giới, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, xây dựng thế trận quốc
phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh.
Năm là, tiếp
tục hoàn thiện và thực thi quy định về đạo đức công vụ trong công tác dân vận,
phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến
lược, người đứng đầu, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Đẩy mạnh
cải cách hành chính, lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân
dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng
cán bộ, đảng viên. Củng cố, kiện toàn về tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, hướng mạnh về
cơ sở; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng
rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phải
thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách
nhiệm với dân, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin’’; trân trọng, tôn vinh
những đóng góp, cống hiến của nhân dân vào công cuộc đổi mới, phát triển đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí; phê phán, xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên
chức thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng
nhiễu dân; tăng cường ý thức, tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân
Sáu là, tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đại đoàn kết
toàn dân tộc bằng Cương lĩnh, chiến lược, các chủ trương chính sách lớn, bằng
công tác tổ chức, cán bộ, bằng công tác kiểm tra, giám sát, bằng công tác lãnh
đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Quy định cụ thể Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân,
chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết
định của mình. Phát huy quyền làm chủ, tinh thần đoàn kết, sức sáng tạo của
nhân dân trong công cuộc đổi mới đồng bộ, toàn diện đất nước. Đổi mới phương
thức, phương pháp, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ
chức, cơ quan trong hệ thống chính trị để thực hiện có hiệu quả những nội dung,
nhiệm vụ về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trên con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Để thực hiện tốt các nội dung trên, cần quán triệt,
thấm nhuần sâu sắc ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đi lên theo định
hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình không ngừng củng cố, tăng cường, phát
huy các nhân tố xã hội chủ nghĩa để các nhân tố đó ngày càng chi phối, áp đảo
và chiến thắng. Thành công hay thất bại là phụ thuộc trước hết vào sự đúng đắn
của đường lối, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng”(2). Toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền
thống đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi khó khăn,
thách thức, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo quốc phòng, an ninh; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh,
quyết tâm đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Ðảng vào cuộc sống, thực hiện thắng
lợi mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh’’, vững bước
đi lên chủ nghĩa xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét