Phật giáo
truyền vào nước ta từ rất sớm, vào khoảng đầu Công nguyên, trực tiếp từ Án Độ
qua đường biển, trong khi ở miền Nam Trung Quốc chưa biết đến Phật giáo thì ở
Luy Lâu - trị sở của Giao Chỉ (thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay) đã có một
trung tâm Phật giáo và Phật học khá phồn thịnh, tương đương với trung tâm Lạc
Dương - kinh đô của Đông Hán và Bình Thành - Kinh đô của nước Sở. Lịch sử Phật
giáo Việt Nam được chia thành các giai đoạn sau đây:
- Từ đầu Công nguyên đến thế kỷ V: Phật giáo nước ta ảnh
hưởng mạnh mẽ và trực tiếp từ Phật giáo Ấn Độ sang bằng đường biển cùng với các
thương nhân. Ở phía Bắc xuất hiện những nhân vật tăng sỹ Phật giáo Ấn Độ xuất
chúng, tiêu biểu như Khâu Đà La, Khương Tăng Hội, Ma Ha Kỳ Vực, v.v… Ở phía Nam, Phật
giáo từng bước du nhập vào các quốc gia cổ như Phù Nam và Lâm Ấp (sau là Chiêm
Thành). Đến thế kỷ V, Phật giáo đã được truyền đến nhiều nơi trên đất nước và
đã xuất hiện những nhà sư Việt Nam có danh tiếng như: Huệ Thắng, học trò của
Đạt Ma Để Bà, tu tại chùa Tiên Châu, Đạo Thiền, Đạo Cao và Pháp Minh,... Huệ
Thắng và Đạo Thiền đã từng được mời sang Trung Quốc thuyết pháp, đóng góp vào
quá trình lịch sử phát triển Phật giáo ờ Trung Quốc.
- Từ thế kỷ VI đến thế kỷ X: giai đoạn này vẫn được xem là
giai đoạn truyền giáo. Tuy nhiên, giai đoạn này, ảnh hưởng của các nhà truyền
giáo Ấn Độ giảm dần, trong khi các nhà truyền giáo Trung Quốc tăng lên, nhất là
các phái thiền Trung Quốc du nhập vào Việt Nam như: Phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi
(năm 580); Năm 820, Thiền sư Vô Ngôn
Thông từ Trung Quốc đến chùa Kiến Sơ (Chùa Trấn Quốc, Hà Nội ngày nay), lập ra
Thiền phái Vô Ngôn Thông.
- Từ thế kỳ XI đến thế kỳ XIV:
+ Từ thế kỷ X, nước ta bước
vào kỷ nguyên độc lập tự chủ sau một ngàn năm Bắc thuộc, đã tạo điều kiện cho
Phật giáo phát triển một bước mới. Dưới hai triều đại Đinh - Lê tuy không tuyên
bố Phật giáo là quốc đạo nhưng đã công nhận Phật giáo là tôn giáo chính thức
của cả nước. Hai triều Đinh - Lê không chỉ trọng dụng các tăng sĩ mà còn hỗ trợ
cho Phật giáo phát triển.
+ Triều nhà Lý được xem là
triều đại Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Lý Công uẩn (Lý Thái Tổ) - người sáng
lập triều Lý xuất thân từ chốn thiền môn, học trò của Lý Khánh Vân và cùng thụ
giới Sa-di với sư Vạn Hạnh, nên ông đã hết lòng ủng hộ Phật giáo.
+ Dưới triều đại nhà Trần,
Phật giáo Việt Nam phát triển đạt tới mức cực thịnh và trở thành tôn giáo chính
thống của đất nước.
Trần Nhân Tông (1285-1308)
là vua đời thứ tư của nhà Trần, lên ngôi năm 20 tuổi. Ở ngôi được 15 năm, năm
1293, Trần Nhân Tông truyền ngôi cho Anh Tông, ông lên núi Yên Tử xuất gia tu
hành, hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà và trở thành sơ tổ của phái thiền Trủc Lâm Yên Tử
- Từ
thế kỷ XV đến thế kỷ XIX:
Ở Đàng Ngoài,
từ thời Lê Sơn lấy Nho giáo làm chỗ dựa tư tưởng chính trị và
đạo đức nên Phật giáo không còn hưng thịnh. Tuy nhiên, với truyền thống
yêu nước gắn bó với dân tộc, Phật giáo trở lại với thôn dã, trở thành hạt nhân
của sự đoàn kết dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, do đó vẫn giữ được gốc rễ sâu
bển trong nhân dân. Còn ở Đàng
Trong, Phật giáo giữ vị trí quan trọng với các Chúa Nguyễn trong việc thu phục
nhân tâm và mở mang về phía Nam. Từ thế kỷ XVII (năm 1615) đến thế kỷ XIX (năm
1858), sự truyền nhập của Công giáo và sự xâm lược của thực dân Pháp, cũng như
sự mất vai trò điều hành đất nước của các vua cuối thời Nguyễn..., khiến Phật
giáo Việt Nam bị suy thoái khá trầm trọng trên phạm vi toàn quốc.
- Từ đầu thế kỷ XX đến nay: Phật giáo chuyển biến căn bản từ truyền thống sang
hiện đại. Với phong trào chấn hưng Phật giáo, Phật giáo Việt Nam hiện đại hóa
và thế tục hóa một cách sâu rộng.
+ Giai đoạn 1930-1954:
Phong trào chấn hưng Phật giáo diễn ra mạnh mẽ trong cả nước với việc thành lập
tổ chức giáo hội mới, sự truyền giáo bằng phương tiện hiện đại (báo chí, phát
thanh,...).
+ Giai
đoạn 1954-1975: Phật giáo miền Bắc tích cực tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội
và giải phóng đất nước. Phật giáo miền Nam tiếp tục chấn hưng bất chấp chính
sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Nguỵ
Sài Gòn, với nhiều thành tựu đáng kể đạt được.
Sau khi
đất nước được hoàn toàn giải phóng, tháng 11/1981 diễn ra Hội nghị đại biểu thống
nhất Phật giáo để thống nhất 9 hệ phái trong cả nước thành Giáo hội Phật giáo
Việt Nam, một tổ chức hợp pháp duy nhất của giới Phật giáo Việt Nam trong nước
và ngoài nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét