Những
vấn đề cốt lõi trong tinh thần tự học của
Hồ Chí Minh mà mỗi người cần soi chiếu vào để rút ra bài học cho bản thân là:
Thứ nhất, Hồ Chí Minh xác
định mục tiêu của tự học là để làm cách mạng:
giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước; học để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân
dân Từ mục tiêu lớn lao đó, Người đã xác định học là một nhu cầu; học tập và tự học tập là việc phải làm suốt đời: “Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động
cách mạng”.
Thứ hai, hành trang khi Bác
Hồ ra đi tìm đường cứu nước là chủ nghĩa
yêu nước với tài sản duy nhất và quý báu nhất là hai bàn tay, đôi mắt, trái tim
và khối óc. Tài sản đó ai cũng có, nó vốn tồn tại như một tài sản vô giá của
mỗi con người. Song khác nhau là cách ứng xử của mỗi người. Với Bác Hồ thì “thông
minh do rèn luyện mà có…”; thái độ học tập của Người là say mê,
luôn khiêm tốn, cầu thị, không kiêu ngạo, không dấu dốt. Người cho rằng:
“Không ai có thể tự cho mình là đã biết hết rồi” và “Người nào tự cho mình là
đã biết đủ rồi, thì người đó là dốt nhất”, “Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù
số một của học tập”...
Thứ ba, phương pháp học tập của Hồ Chí Minh là: có động
cơ học tập trong sáng (học để làm cách mạng, học
để phụng sự Tổ quôc, phục vụ nhân dân); thiết
lập được một kế hoạch cụ thể, khoa học và học một cách sáng tạo, không dập
khuôn theo người khác; học ở mọi người; học ở mọi nơi (học ở trường, học trong
sách vở, học ở dân và học lẫn nhau).
Mai Năm Mới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét