Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Thực trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam hiện nay

 


Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam mặc dù có lúc thăng, lúc trầm nhưng có sức sống bền bỉ và từ lâu đã trở thành một nét đẹp truyền thống trong đời sống cộng đồng của các dân tộc Việt Nam.

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đang có dấu hiệu phục hồi và phát triển mạnh mẽ.

Bởi lẽ, tkhi đổi mới đến nay, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện nâng cao, nhu cầu tìm về nguồn cội và nhu cầu tâm linh cũng đồng thời được quan tâm chú ý hơn.

 + Thờ cúng tổ tiên ở cấp độ gia đình - dòng họ được chú trọng, hầu hết các gia đình người Việt Nam đều thờ cúng tổ tiên không kể trưởng thứ, con trai con gái, tôn giáo, thành phần dân tộc. Các dòng họ đua nhau tu bổ, sửa chữa hoặc xây mới nhà thờ, từ đường, các nghi lễ tế tổ được phục hồi, việc họ cũng được khôi phục.

+ Ở cấp độ làng xã, hoạt động thờ cúng tổ tiên cũng diễn ra hết sức sôi động mỗi khi Tết đến xuân về. Nhiều ngôi đình thờ Thành hoàng cũng đã được phục dựng lại hoặc được trùng tu, sửa chữa khang trang hơn. Hàng nghìn lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng được tổ chức ở khắp nơi.

+ Ở cấp độ quốc gia, lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương hiện nay cũng thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân trong cả nước. Ước tính, mỗi năm vào dịp Giỗ Tổ (10-3 Âm lịch) có tới trên 3 triệu người hành hương trẩy hội Đền Hùng (Phú Thọ). Đó là chưa kể hàng triệu người dân đến thờ cúng Quốc tổ ở các đền thờ Vua Hùng trên cả nước.

- Mặc dù, có những biến đổi do sự tác động bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, song về cơ bản vẫn giữ được bản chất và giá trị của nó trong đời sống xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét