Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam

 


Thờ cúng tổ tiên vói ý nghĩa là thờ cúng những người đồng tộc đã chết rất phổ biến trên thế giới, song việc xem những người có công lớn lao với làng xã, quốc gia là tổ tiên chung của cộng đồng và thờ cúng họ như những người có công sinh dưỡng mình thì chỉ có ở Việt Nam. Đặc trưng này được quy định bởi những điều kiện hoàn cảnh tự nhiên và lịch sử cụ thể của đất nưóc. Đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt được biểu hiện qua hệ thống 3 cấp độ:

- Ở cấp độ gia đình - dòng họ, người Việt thường thờ cúng những vị tổ tiên từ 5 đời trở xuống tại bàn thờ gia tiên. Những vị tổ tiên từ 5 đòi trở lên hòa vào các bậc tổ tiên nói chung, được thờ tự chung trong nhà thờ chi họ hoặc nhà thờ dòng họ. Việc thờ cúng tổ tiên ở cấp độ gia đình - dòng họ được tiến hành thường xuyên vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, vào ngày mất của một vị tổ tiên nào đó, vào các ngày lễ, Tết trong năm, cũng có khi tiến hành vào ngày diễn ra một sự kiện bất thường trong gia đình như cưới hỏi, mừng thọ, chuyển đến nơi ở mới, tang ma, V.V..

- Ở cấp độ làng xã, người Việt thờ những ông tổ nghề, người có công khai phá vùng đất mới, dựng làng, lập ấp, đánh giặc cứu dân, v.v.. được dân làng tôn vinh, thờ phụng là Thành hoàng. Thành hoàng thường không có quan hệ huyết thống với đa số chủ thể thờ cúng, song được xem là người khai sinh ra làng, được thờ cúng như vị thủy tổ của dân làng vào các ngày mùng một, ngày rằm hàng tháng, các ngày lễ, Tết trong năm, đặc biệt là vào ngày mất của vịThành hoàng đó.

- Ở cấp độ quốc gia, Vua Hùng được thờ cúng như là tổ tiên chung của cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trên thế giới không hiếm trường hợp thờ cúng vua, hoàng đế sau khi họ băng hà. Xuất phát từ “sự củng cố liên minh bộ lạc và vói sự hình thành các nhà nước nguyên thủy, người ta cũng đã hình thành và phát triển hình thức tín ngưỡng của bộ lạc và tín ngưỡng nhà nước thờ tổ tiên - thánh thần hóa tổ tiên của thủ lĩnh các quốc vương[1]. Tuy nhiên, việc thờ cúng thủ lĩnh, hoàng đế thường do những người đứng đầu bộ lạc nguyên thủy hay người đứng đầu triều đình phong kiến và hoàng tộc thực hiện. Còn với các Vua Hùng, nghi lễ thờ cúng do toàn thể quốc dân đồng bào thực hiện với niềm tin Vua Hùng là Quốc tổ, là tổ tiên chung của tất cả các dân tộc Việt Nam. Hiện nay, Quốc tổ Hùng Vương được thờ cúng chính ở Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và 1.417 đền thờ Hùng Vương ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.



[1] Ngọc Ánh: Các hình thức thờ phụng của bộ lạc, Nxb.Văn hóa dân tộc, H.2002, tr.128.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét