Chính phủ đã ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật về dân tộc khá đầy đủ, toàn điện trên các lĩnh vực và phủ kín các địa bàn
vùng dân tộc, miền núi.
Với chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan
công tác dân tộc đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật về công tác dân tộc.
Thể chế hóa đường lối của Đảng, tính đến
tháng 7/2019, Quốc hội đã ban hành 108 luật, hơn 30 nghị quyết có nội dung
chính sách liên quan đến DTTS, miền núi và vùng đặc biệt khó khăn, bao quát tất
cả các lĩnh vực chính trị; quốc phòng, an ninh, kinh tế, lao động việc làm;
văn hóa, thông tin, giáo dục, y tế; bảo vệ môi trường; công tác cán bộ, xây dựng
hệ thống chính trị.
Hệ thống chính sách dân tộc do Chính phủ
và các bộ ngành xây dựng có 118 văn bản, trong đó có 54 đề án, chính sách dân tộc
trực tiếp hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi.
Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật về dân tộc còn
thể hiện tính kịp thời, tính liên kết, tính minh bạch. Ở mỗi lĩnh vực đều có
văn bản pháp luật cụ thể khác nhau, một số văn bản có nội dung quy định cụ thể
các chế độ, chính sách áp dụng đối với khu vực đồng bào DTTS; thường xuyên sửa
đổi, bổ sung nhằm phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nưóc và tình hình thực hiện
chính sách dân tộc đổi vơi cảc vùng, miền hoặc các đối tượng cụ thể.
Các địa phương, theo quy trình triển khai văn bản đã ban hành hoặc chỉ đạo
cơ quan chuyên môn cấp tỉnh ban hành văn bản để thực hiện các nội dung, quy định,
nhiệm vụ về công tác dân tộc trên địa bàn quản lý của mình.
Như vậy, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, cơ quan
công tác dân tộc với những mô hình tổ chức và tên gọi khác nhau (từ Ban Dân tộc
Trung ương giai đoạn 1987- 1992, Ủy ban Dân tộc và Miền núi giai đoạn 1992-2002
và hiện nay Ủy ban Dân tộc) đã làm tốt công tác tham mưu cho Trung ương Đảng,
Chính phủ ban hành chính sách, pháp luật về dân tộc, đóng góp to lớn, có ý
nghĩa lịch sử vào công cuộc xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét