- Kết
hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách và từng bước phát triển.
- Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa,
xã hội hài hòa với phát triển kinh tế; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực, là nguồn lực nội
sinh của phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời mở rộng giao
lưu văn hóa thế giới, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, làm
phong phú hơn đời sống văn hóa, con người Việt Nam.
- Phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ, coi phát triển
giáo dục, đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu.
- Phát triển khoa học công nghệ thực
sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững, góp phần
tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế;
nâng tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFT) vào tăng trưởng.
- Quan tâm thực hiện các chính sác xã hội vì hạnh phúc của con người, coi
đây là thể hiện tính ưu việt, bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa và cũng là
khắc phục mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường; nâng cao đời sống vật chất
của mọi thành viên xã hội về ăn, ở, đi lại, lao động, học tập, nghỉ ngơi, chữa
bệnh và nâng cao thể chất. Mỗi năm tạo bình quân 1,5 đến 1,6 triệu việc làm
mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước gỉảm 1,5-3%/ năm. Giảm
nghèo của Việt Nam được Liên Hiệp quốc công nhận và đánh giá cao.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều
tiến bộ, hệ thống cơ sở y tế được hình thành rộng khắp trong cả nước; số bác
sĩ, số giường bệnh trên một vạn dân tăng nhanh; hoàn thiện hệ thống an sinh xã
hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm
như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét