Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Tình hình Phật giáo Việt Nam hiện nay

 


- Từ năm 1990 đến nay Phật giáo Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện bắt nguồn từ sự đổi mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo và công tác tôn giáo, sự phát triển kinh tế - xã hội từ kết quả của công cuộc công nghiệp hóa và hiên đại hóa đất nước, sự nỗ lực phấn đấu tự thân,

 - Từ năm 2003 đến năm 2013 (trong vòng 10 năm): Chức sắc Phật giáo tăng khoảng 10000 người, chức việc tăng khoảng 26000 người, tín đồ tăng gần 5 triệu người, cơ sở thờ tự tăng gần 4500 cơ sở.

- Giáo hội Phật giáo Việt Nam rất quan tâm đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành: 4 Học viện Phật giáo đặt tại Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố cần Thơ. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp đang được mở rộng theo hướng rút ngắn thời gian chiêu sinh, tăng số lượng và mở rộng loại hình đào tạo; chú trọng cử người đi đào tạo ở nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Myanmar, Thái Lan, v.v…

- Phật giáo đang rất chú trọng truyền giáo vào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Công việc này đã đạt được những thành quá rất đáng kể. Chẳng hạn, chỉ trong hai lần Quy y tập thể vào năm 2007 và năm 2009, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kon Tum đã thu nhận khoảng 4000 tín đồ người dân tộc thiểu số.

- Công tác từ thiện xã hội được giới Phật giáo Việt Nam tích cực, chủ động thực hiện và có những kêt quả rất đáng khích lệ.

- Mối quan hệ quốc tế của Phật giáo Việt Nam trong những năm gần đây được tăng cường và mở rộng chủ yếu với tổ chức Phật giáo các nước châu Á; các tổ chức Phật giáo quốc tế như: Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới, Hội Phật giáo châu Á vì hòa bình, v.v... góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Phật giáo Việt Nam trên trường Phật giáo thế giới, giúp cộng đồng thế giới hiểu biết rõ ràng hơn và đầy đủ hơn về thực trạng đời sống tôn giáo và chính sách tôn giáo của nước ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét