Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng và chính quyền; phát huy vai trò của các tổ chức hội đối với công tác gia đình.

 

       -Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác gia đình. Nhà nước có vai trò rất lớn đối với gia đình.

        Thể chế chính trị và thiết chế xã hội là những yếu tố cơ bản đảm bảo cho gia đình ổn định và phát triển. Vì vậy, Nhà nước cần xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, của các tổ chức chính trị- xã hội (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…), đoàn thể, huy động toàn dân vào việc chăm lo xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Các cấp uỷ đảng và chính quyền và các tổ chức hội cần xác định công tác gia đình là một nội dung quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế- xã hội hàng năm 5 năm và dài hạn của từng địa phương.

     -Thường xuyên chủ động rà soát, đánh giá tình hình gia đình tại địa phương, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn, thách thức về gia đình và công tác gia đình.

      -Xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình, nhất là trong vùng đồng bào  các DTTS, vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn.

       -Đồng thời, tăng cường phòng, chống các tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình; đấu tranh chống lối sống suy đồi, thực dụng, vị kỳ; tăng cuờng  công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

       - Kiện toàn, bồi dưỡng đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp vững mạnh. Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em các cẩp. Chính quyền các cấp cần quy hoạch đủ cán bộ, đào tạo, hỗ trợ cán bộ có năng lực phụ trách công tác gìa đình. Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong việc tổ chức xây dựng gia đình mình trở  thành gia đình văn hóa.

- Nâng cao hiệu quả quàn lý nhà nưởc về công tác gia đình, Xây dựng chính sách, phảp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác gia đình. Đầu tư các nguồn lực cho cơ sờ, tạo điều kiện cho gia đình có đủ năng lực thực hiện các chức năng cơ bàn của mình.

        - Gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc thực hiện nghiêm lúc các chủ trương, chính sách, luật pháp, quy định của Đảng và Nhà1 nước, phát huy nghĩa vụ vả trách nhiệm đối vởi cộng đồng, xây dựng  tình làng,  nghĩa xóm, đoàn kết gắn bó cộng đồng.

      - Cán bộ, đảng viên đề cao tính tiên phong, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về công tác dân số, nhất là sinh đủ hai con; chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đỉnh hạnh phúc, tạo sức lan    tỏa sâu rộng trong toàn xã hội   

      

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét