Bám sát tình hình thực tiễn thế giới và trong
nước, từng bước tổng kết thực tiễn khái quát lý luận, khắc phục những quan điểm
ấu trĩ, giáo điều, cực đoan, duy ý chí và bảo thủ, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, Nhân dân ta đã nâng cao nhận thức lý luận về CNXH, con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong đó tiêu biểu là 8 đặc trưng cơ bản, 8 phương
phướng, 8 mối quan hệ phải giải quyết trong công cuộc xây dựng CNXH. Có thể coi
đó là đường lối chung để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
+ 8 đặc trưng cơ bản
của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; cón nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam
bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản
lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới”.
+ 8 phương hướng cơ
bản xây dựng CNXH
+ 8 mối quan hệ lớn
cần phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đảng ta đã quyết
định từ bỏ mô hình tập trung bao cấp, chuyển sang phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là mô hình kinh tế tổng quát của
thời kỳ quá độ, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức
tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.
Từng bước hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập
môi trường cạnh tranh, bình đẳng, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi
mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản
xuất.
Phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trung tâm; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền
với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ
cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, coi trọng phát triển các ngành công nghiệp
nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế;
phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất
lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới.
Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng miền;
thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời, tạo điều kiện
phát triển các vùng có nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ, đồng
thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét