Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021

Đảng, Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc

 


 Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của dân tộc, bởi lẽ:

Một là, đồng bào các  tôn giáo trước hết là người Việt Nam. Vì vậy, ở đồng bào theo tôn giáo có tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào và ý thức dân tộc sâu sắc. Họ đều mong muốn xoá bỏ áp bức, bóc lột, bất công xã hội, khao khát có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Điều đó phù hợp với mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Mặt khác, sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây chính là cơ sở để tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp cách mạng.

Hai là, trong quá trình cách mạng, đồng bào các tôn giáo ngày càng nhận thức sâu sắc lợi ích của bản thân và của dân tộc mình, tôn giáo mình gắn bó với lợi ích của toàn dân tộc và của cách mạng; tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải gắn liền và phụ thuộc vào độc lập, tự do của Tổ quốc; Tổ quốc có độc lập, thống nhất thì tôn giáo mới có tự do. Sự thống nhất lợi ích đó là “điểm tương đồng” căn bản, tạo động lực để đồng bào các dân tộc, các tôn giáo một lòng, một dạ theo Đảng làm cách mạng trong đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.

 Thực hiện đoàn kết đồng bào các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo.

Cơ sở của đoàn kết là: “Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xoá bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung… để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội”[1].

 Kiên quyết đấu tranh chống những hành động gây chia rẽ, làm suy yếu khối đại đoàn kết, làm tổn hại đến lợi ích quốc gia dân tộc

Đây là lập trường có tính nguyên tắc trong quan điểm về công tác tôn giáo và quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Trong mọi trường hợp, cần phân biệt rõ đâu là vấn đề tôn giáo, đâu là vấn đề các thế lực thù địch lợi dụng chống phá để có biện pháp xử lý đúng đắn.



[1]  Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 239- 240.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét