Chức năng sinh sản
Đây là chức năng đặc thù nhất của
gia đình. Chức năng này được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm rất tự
nhiên của con người, đồng thời mang ý nghĩa to lớn là cung cấp nguồn nhân lực
mới, đảm bảo sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người.
Khẳng định điều này, Ph.Ăngghen
viết: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng,
là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó
lại có nhiều loại. Một mặt là sản xuất
ra tư liệu sinh hoạt...; mặt khác là sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống”1.
Quá trình thực hiện chức năng này
chịu sự tác động lớn của những quan niệm truyền thống, của lối sống và phong
tục, tập quán của mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa, mỗi địa phương. Mặt khác, việc
thực hiện chức năng này như thế nào sẽ có tác động trực tiếp đến sự phát triền
của mỗi quốc gia.
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra
hai xu hướng khi thực hiện chức năng sinh sản của gia đình;
Xu hướng thứ nhẩt, muốn sinh nhiều con. Xu hướng này diễn
ra chủ yếu ở các nước phương Đông và ở nhiều nước có trình độ phát triển còn
thấp.Ví dụ: Vùng DTTS ở các nước
phương Đông; Các nước Chau Phi, Mỹ La tinh
Xu hướng thứ hai muốn sinh ít con, thậm chí từ chối thực
hiện chức năng sinh sản. Xu hướng này thường thấy ở các quốc gia phát triển. Ví dụ Trong Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật…
Cả hai xu hướng này đều ảnh hường xấu đến sự
phát triển bền vững của một quốc gia. Do vậy, hiện nay hầu hết các quốc gia đều
phải quan tâm đến chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Thực tể cho thấy, số lượng và chất
lượng dân số của một dân tộc, một quốc gia, thậm chi của toàn cầu phát triền
theo chiều hướng nào phụ thuộc phần lón vào việc thực hiện chức năng sinh sản
của gia đình. Vì vậy, thực hiện chức năng này không phải là việc riêng của gia
đình, mà là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc
gia và toàn nhân loại. Mỗi gia đình phải có trách nhiệm (cũng là quyền lợi) trong
việc thực hiện tốt Chiến lược về dân số và kế hoạch hóa gia đình của quốc gia.
Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục
Môi trường gia đình thuờng là nơi hội tụ nhiều điều
kiện thuận lợi nhất để thực hiện chức năng giáo dục, nuôi dưỡng đối với các thành
viên trong gia đình, đặc biệt là đối với con trẻ. Khoa học đã
chứng minh rằng, gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nuôi
dưỡng, giáo dục để hình thành nhân cách con người. Bởi vì, những mầm mống ban
đầu của nhân cách, những sờ thích những suy nghĩ về cuộc sống của mỗi cá nhân
đều được hình thành chủ yếu ngay từ trong môi trường gia đình và theo mỗi cá
nhân đi suốt cuộc đời.
Xét về mặt thời gian, gia đình là môi trường giáo dục,
nuôi dưỡng đầu tiên và lâu đài trong cuộc đời của mỗi người. Ở đó, tình cảm
ruột thịt giữa các thành viên trong gia đình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với việc giáo dục nhân cách của trẻ. Đồng thời, bầu không khí đạo đức, ấm
cúng, hòa thuận trong gia đình, con cái hiếu thảo, chăm ngoan là những yếu tố
có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triền nhân cách, cũng như
thiết lập những hành vi chuẩn mực cho con trẻ. Vì vậy, giáo dục gia đình đóng
vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách con người, góp
phần giữ gỉn, phát huy những giá trị văn hóa của gia đình, của đòng họ, cộng
đồng và của dân tộc, qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia.
Nội dung giáo dục của gia đình bao hàm các yếu
tố của văn hóa gia đình và vãn hóa cộng đồng, nhằm tạo lập và phát triền nhân
cách con người một cách toàn diện về đạo đức, lối sống, cách ứng xử, tri thức
khoa học, tình yêu lao động, giới tính...
Thực hiện tốt chức năng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
việc nâng cao chất lượng dân số của quốc gia, gỏp phần quan trọng xây dựng
những thế hệ người cường tráng về thể chất, thông minh về trí tuệ và trong sáng
về nhân cách. Vì vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
phát triền sâu rộng như hiện nay càng cần phải coi trọng chức năng giảo dục và
nuôi dưỡng cùa gia đình.
Chức
năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình
Hoạt động kinh tế
là chức năng tự nhiên của mọi gia đình nhằm tạo ra những điều kiện vật chất để
tổ chức tốt đời sổng gia đình nuôi dậy và giáo dục con cái tốt
hơn,
đồng thời góp phần quan trọng vào việc thúc
đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển. Hoạt động kinh tế của gia đình bao gồm cả hoạt động sản xuất,
kinh doanh và hoạt động tổ chức tiêu dùng của gia đình. Trình độ phát triền cùa
phương thức sản xuất, truyền thống văn hỏa, lối sống và phong tục, tập quán của
mỗi dân tộc cỏ ảnh hưởng lởn đến trình độ tồ chức các hoạt động kinh tế và tiêu
dùng của gia đình.
Tồ chức tốt đời sống gia đình chính là việc tổ chức
tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của gia đình một cách có
hiệu quả để tăng thu nhập; đồng thời là việc sử dụng một cách hợp lý các khoản
thu nhập và quỹ thời gian nhàn rỗi của các thành viên nhằm tạo ra một môi
trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, trong đó, tình cảm và lợi ích vật chất
của mỗi thành viên được đảm bào hài hòa.
Tuy nhiên, khi gia đình đã trở thành một đơn vị sản
xuất, đơn vị kinh tế tự chủ, nếu các thành viên trong gia đình, tnrớc hết là
cha mẹ, bị cuốn hút vào chức năng kinh tế, sao nhãng các chức năng khác của gia
đình, như chăm sóc, nuôi dạy con cái sẽ có tác động xấu đến sự phát
triển bền vững của gia đình và làm suy giảm chất lượng nguồn nhân lực. Do đó,
mỗi gia đình cần chủ động tổ chức một cách khoa học hoạt động lao động sản xuất
cũng như tiêu dùng của gia đình để vừa phát triển kinh tế gia đinh, vừa đảm bảo
gia đình phát triển lành mạnh, hạnh phúc.
Chức
năng đáp ứng nhu cầu tâm lý, sinh lý tình cảm
Chức năng này được thực hiện nhằm
đáp ứng các nhu cầu tâm lý, sinh lý
và tình cảm tự nhiên cùa con người. Nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến giới
tính và giới, tâm lý lứa tuổi và thế hệ, những căng thẳng, mệt mòi về thể chất
và tâm hồn... cần được chia sè và giải quyết
trong phạm vi gia đình và giữa những người thân một cách hòa thuận. Sự hiểu
biết, cảm thông, chia sẻ và thỏa mãn các nhu cầu tâm lý, sinh iý, tình cảm giữa
vợ và chồng, cha mẹ và con cái...làm cho các thành viên trong gia đình cảm thấy
được bình yên, được an toàn, có điều kiện sống khỏe mạnh vể vật chất và tinh thần,
đó là những tiền đề cần thiết để củng cố các mối quan hệ của gia đình, bảo vệ
gia đình hạnh phúc, bền vững.
Trong xã hội hiện đại, độ bền vững của
gia đình không chỉ phụ thuộc vào sự
ràng
buộc cùa các mái quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ và chồng; cha mẹ và
con cái; sự hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình, mà nó còn bị chi phối
bởi các mối quan hệ hòa hợp tình cảm
giữa chồng và vợ; cha mẹ và con cái, sự đảm bảo hạnh phúc cá nhân, sinh hoạt tự
đo, chính đáng của mỗi thành viên gia đình trong cuộc sống chung.
Thực
hiện tốt chức năng này không chỉ góp phần quan trọng cho đảm bảo xây dựng gia
đình phát triển bền vững, hạnh phúc, mà còn góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
lành mạnh.
Lịch sử phát triển xã
hội loài người đã chứng minh rằng: những
biến đồi về kinh tế, chính trị và xã hội
của mỗi quốc gia đều có tác
động mạnh mẽ dẫn đến
những biến đổi trong cơ cấu, vị trí và các chức năng của gia đỉnh. Kinh nghiệm
nhiều nước trên thế giới cho thấy, sự tăng trưởng nhanh
về kinh tế nểu không gắn liền với phát triền
hài hòa các mối quan hệ xã hội sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc của gia đình và
dẫn đến những khùng hoảng
đồ vỡ các quan hệ gia đình. Thực tế này đã và
đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi, nhất là ờ các nước
phát triển, dẫn đến những tác động tiêu cực đối với sự phát triền của cá nhân và đe dọa sự phát triển
ồn định của mỗi gia đình và toàn xã hội.
Để khắc phục tình
trạng trên, nhiều quốc gia đã hình thành các cơ quan quản lý nhà nước phụ trách
vấn đề gia đình với các chính sách và sự đầu tư thoả đáng giúp cho gia đình có đủ năng lực thực
hiện các chửc nămg của mình và thích
nghi được với những biến đổi của kinh tế - xã hội. Vì vậy, năm 1994 (năm Quốc tế Gia đình), Liên hợp quốc
đã nêu ra một nguyên tắc quan trọng được các quốc gia thừa nhận; “Gia đình là
đơn vị cơ sở của xã hội, và vì vậy xứng đáng được quan tâm đặc biệt”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét