Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Những vấn đề đặt ra đối với xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay

 


Trong thời kỳ quá độ lên chù nghĩa xă hội, gia đình cũng như công tác xây dựng gia đình trong những năm qua đã đạt được nhiều thảnh tựu, song quá trình tồ chức thực hiện cũng đang đặt ra một số vấn đề cần phải chú ý giải quyết,

       Một là, nhận thức của xă hội về vị tri, vai trò của gia đình, xây dựng gia đình còn hạn chế làm cho vỉệc thực hiện các chức năng của gia đình đang gặp nhiều khó khăn.

       -Quan điểm của Đảng về “Ưu tiên tạo điều kiện để các gia đình  khu vực nông thôn, miền núi, khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống chưa được coi trọng hiện thực hoá ở nhiều địa phương. Do vậy ở nhiều vùng nông thôn, nhất là các vùng còn lạc hậu, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi DTTS, hay trong vùng có đạo…

+ Thiết chế gia đình chưa được coi trọng.

+Tình trạng gia đình nghèo, hoặc vừa thoát nghèo vẫn ở xung quanh cận nghèo đã tạo ra tính không bền vững của công cuộc xoá đói giảm nghèo.

+ Tình trạng bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình, một số phong tục, tập quán cổ hủ lạc hậu…vẫn diễn ra trong nhiều gia đình và đang là rào cản đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Điều đó có nguyên nhân từ những hạn chế, yếu kém trong công tác truyền thông về vị trí, vai trò và chức năng của gia đình, xây dựng gia đình, bởi vì hiện nay công tác này vẫn tập trung chủ yếu ở cấp Trung ương và cấp tỉnh mà chưa được phổ biến rộng khắp xuống cơ sở.

            -Việc đầu tư nguồn lực cho công tác gia đình còn eo hẹp và thiếu cơ chế lồng gép các mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình vào chương trình phát triển kinh tế- xã hội của các ngành, cũng như của các địa phương.

      Do vậy những năm qua ở không ít địa phương, phong trào xây dựng gia đình vẫn mang tính bề nổi, chạy theo thành tích và chưa trở thành lối sống, thói quen hàng ngày của nhiều người và của nhiều gia đình.

 

Hai là, do bị tác động của nhiều yếu tố, những năm gần đây gia đình Việt Nam đã xuất hiện nhiều tình huống “có vấn đề” trong hôn nhân

 -Tình trạng ly hôn, nhất là ở các thành phố lớn, các đô thị đang ngày càng gia tăng;

- Tình trạng “sống thử” trước hôn nhân đang phát triển mạnh trong một bộ phận giới trẻ;

- Những hình thức “hôn nhân có yếu tố nước ngoài” cũng phát triển khá mạnh;

- Quy mô, kết cấu các gia đình cũng có nhiều thay đổi; các gia đình có quy mô nhỏ hơn; kết cấu của một gia đình lỏng lẻo hơn…

Những vấn đề trên đòi hỏi, một mặt cần phải làm tốt công tác quản lý gia đình.

Ba là, mâu thuẫn giữa nhu cầu cần bảo lưu, giữ gìn, phát huy những giá trị của gia đình truyền thống với việc tiếp thu những giả trị hiện đại tiến bộ trong xây đựng gia đình

Mâu thuẫn giữa nhu cầu cần bảo lưu, giữ gìn, phát huy những giá trị của gia đình truyền thống (như hiếu thảo; thủy chung; sự gắn kết bền chặt giữa các thành viên trong gia đình; trên kính dưới nhường...) với việc tiếp thu những giá tri hiện đại tiến bộ trong xây dựng gia đình (dân chủ, bình đẳng...).

Mâu thuẫn này đặt ra yêu cầu phải được giải quyết tốt để không dẫn đến những xung đột giữa các thế hệ, giữa các thành viên trong gia đình. Đây là một trong những vấn đề đang đặt ra đòi hỏi mỗi thàrih viên của gia đình cũng như các nhà tổ chức, quản lý công tác xây dựng gia đình cần phải nhận thức rõ.

Xét dưới góc độ quản lý, trong nhiệm vụ xây dựng gia đình, làm thế nào để tạo ra những điều kiện thuận lợi và nâng cao năng lực thực hiện tốt các chức năng của gia đình cho mồi gia đình, giúp họ vừa phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu để cỏ gia đình no ấm; vừa giảỉ quyết hài hòa các mối quan hệ gia đình như: xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống; chăm sóc trẻ em và người cao tuổi... Đây là vấn đề cần phải được coi trọng giải quyết hài hòa bằng các biện pháp phù hợp.

Bốn là, bạo lực gía đình, mất cân bằng giới tính và tình trạng lỏng lẻo trong mối quan tâm giữa các thành viên của gia đình  dẫn đến tan vỡ gia đình đang gia tăng.

 Mặc đù trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam có đề cập đến trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đốí với trẻ em, phụ nữ có thai và người cao tuổi; các bộ luật quan trọng như “Luật Bình đẳng giới”, “Luật Phòng, chổng bạo lực gia đình” đã được ban hành, song trên thực tế những chính sách tác động đến vấn đề này chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.

 Tình trạng bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ qua biên giới đang gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng, vấn đề chăm sóc trẻ em chưa được coi trọng. Tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc vi phạm pháp luật ở tuổi vị thành niên đang ngày càng gia tăng, gây đau xót cho nhiều gia đình vả gây bất ổn xã hội. Quan hệ giữa vợ - chồng trong nhiều gia đình ngày càng lỏng lẻo dẫn tới tình trạng tan vỡ gia đình ngày cảng có xu hướng gia tăng.

Những vẩn đề nêu trên đòi hòi phải cỏ giải pháp khắc phục hiệu quả nhằm xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét