Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo, tín
ngưỡng của Đảng, Nhà nước, nhất là trong thời kỳ đổi mới đến nay, được thể hiện
trên nhiều văn kiện quan trọng như: Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết chuyên đề
và nghị quyết các kỳ đại hội của Đảng, các chỉ thị, luật, các pháp lệnh…, trong
đó gắn vấn đề tôn giáo với QP-AN, được tập trung vào các văn kiện uan trọng sau:
- Văn kiện các kỳ Đại hội của Đảng, nhất là
Đại hội XII, XIII.
- Nghị quyết số 24 - NQ/TW ngày 16-10-1990
của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới.
- Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12-3-2003 của Ban
chấp hành trung uơng Khoa IX về công tác tôn giáo.
- Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo số 21/2004/PL
- UBTVQH11, tháng 6/2004
- Hiến pháp nước CHXHCNVN (2013)
- Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14
Trên các văn kiện, nhiều quan điểm, chính
sách về tôn giáo và chỉ đạo công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước đã được đổi
mới về căn bản và mang tính “đột phá”, lần đầu tiên được Đảng ta đưa ra. Đó là
các quan điểm: tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và là vấn
đề còn tồn tại lâu dài; đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc
xây dựng xã hội mới; nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận
động quần chúng; công tác tôn giáo là trách nhiệm của hệ thống chính trị và
toàn dân và kiên quyết đấu tranh chống các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo
chống phá cách mạng. Như vậy, có thể thấy, quan điểm của Đảng về tôn giáo và
công tác tôn giáo đã chuyển chủ yếu từ nhận thức tôn giáo là chính trị, là nhạy
cảm, tiêu cực, là địch lợi dụng tôn giáo, sang tôn giáo là nhu cầu của nhân
dân, là lực lượng quần chúng của Đảng và tôn giáo có những giá trị tích cực.
Nhận thức của Đảng về tôn giáo như vậy là khách quan và toàn diện hơn so với
trước đây. Đó là những căn cứ quan trọng của đường lối, quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về tôn giáo gắn với quốc phòng an ninh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét