Tác động của tôn giáo đến chính trị tinh thần
xã hội là quá trình làm tăng lên hay suy giảm niềm tin, ý chí của các thành viên
trong xã hội, làm thay đổi trạng thái tâm lý, tinh thần trách nhiệm trước yêu
cầu nhiệm vụ chính trị của đất nước.
Do thành tựu công cuộc đổi mới đất nước vừa
qua đem lại, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các tôn giáo hiện nay
đã được cải thiện rõ rệt. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn
giáo ngày càng được hoàn thiện và được tuyên truyền rộng rãi trong đồng bào có
đạo, đã tạo được niềm tin, sự phấn khởi của tín đồ, chức sắc các tôn giáo đối
với cách mạng. Sự đồng thuận trong xã hội giữa tín đồ các tôn giáo được củng cố
trên nền tảng lợi ích, mục tiêu chung đã tạo cơ sở vững chắc để xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao sức mạnh chính trị tinh thần của toàn dân
trong xây dựng củng cố quốc phòng, an ninh.
Tuy nhiên các tín đồ, chức sắc các tôn giáo là những người có niềm tin tôn giáo và mức độ niềm tin đó ở mỗi người khác nhau. Nhìn chung các tín đồ tôn giáo đều phụ thuộc vào giáo lý, thần quyền; một bộ phận tín đồ lạc hậu dễ bị kẻ xấu lợi dụng mua chuộc, lôi kéo, hoặc khống chế vì mục đích chính trị phản động. Đáng chú ý là một số chức sắc tôn giáo có tư tưởng cực đoan, lợi dung sơ hở, yếu kém trong quản lý Nhà nước để tuyên truyền, kích động lôi kéo đồng bào có đạo chống đối chính quyền. Nghiêm trọng hơn một số chức sắc, tôn giáo còn công khai tuyên truyền xuyên tac quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước, vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo gây lên sự hiểu lầm, thiếu tin tưởng của một bộ phận tín đồ. Ở một số vùng có tôn giáo, khối đại đoàn kết toàn dân tộc có nguy cơ bị rạn nứt nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng duy trì huy động tiềm lực chính trị, tinh thần vào sự nghiệp củng cố quốc phòng, anh ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét