Đoàn kết tôn
giáo là một dung nổi bật và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo.
Theo tư tưởng
của Người, đồng bào tôn giáo là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt
Nam; đoàn kết tôn giáo nằm trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc và không
ngoài mục đích là để giành độc lập cho dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh,
mọi người dân dù có hay không có tôn giáo, dù theo các tôn giáo khác nhau, đều
có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và có điều kiện phát triển toàn diện. Nội
dung cơ bản của đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm: Đoàn kết
giữa đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo với đồng bào không có tín ngưỡng tôn giáo;
đoàn kết giữa đồng bào có các tín ngưỡng khác nhau; đoàn kết giữa đồng bào
trong mỗi một tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đoàn kết giữa
đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo với đồng bào không tín ngưỡng tôn giáo là nội
dung trọng tâm hàng đầu được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Người nhận
thức rõ do sự chi phối của ý thức tôn giáo, nên đồng bào các tôn giáo có những
nét khác biệt nhất định về thế giới quan, nhân sinh quan, niềm tin và giá trị,
chuẩn mực văn hóa…, so với đồng bào không theo tín ngưỡng tôn giáo. Do sự khác
biệt đó, nếu không có sự nhìn nhận đúng đắn và lòng khoan dung, rất dễ dẫn tới
sự mặc cảm, kỳ thị lẫn nhau. Bởi vậy muốn thực hiện đoàn kết tôn giáo trong
khối đại đoàn kết dân tộc, trước hết phải thực hiện đoàn kết giữa đồng bào có
đạo và đồng bào không theo đạo. Điều đó theo Người hoàn toàn có thể thực hiện
được, vì đồng bào dù lương hay giáo đều có lòng yêu nước và mong muốn có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Người nhấn mạnh: “Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo
giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc”[1]
Đoàn
kết tôn giáo hòa hợp dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh có thể được khái quát
trong phương châm: Rộng rãi - Toàn diện - Nhất quán - Chặt chẽ - Lâu dài.
Đối tượng đoàn
kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh là rất rộng lớn, đoàn kết không chỉ giữa
đồng bào lương và đồng bào giáo, giữa đồng bào các tôn giáo với cán bộ đảng
viên mà còn giữa đồng bào các tôn giáo với nhau và giữa đồng bào trong từng tôn
giáo nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn
kết tôn giáo phải mang tính toàn diện, đoàn kết trong tất cả các lĩnh vực hoạt
động của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, đến văn hóa, xã hội,v.v…Đoàn
kết tôn giáo phải mang tính nhất quán, từ chủ trương chính sách, pháp luật đến
tổ chức thực hiện, từ tư tưởng, tình cảm đến hành vi ứng xử đều phải thể hiện
tinh thần đoàn kết; trong mọi hoàn cảnh, điều kiện đều phải có tinh thần đoàn
kết. Không những vậy, đoàn kết tôn giáo phải chặt chẽ, thật lòng. Đồng thời,
theo Người, đoàn kết tôn giáo không phải là một thủ đoạn chính trị mà là một
chính sách lâu dài; là một bộ phận quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết
toàn dân tộc, với phương châm: “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết. Thành công,
thành công, đại thành công”
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của tinh
thần đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc. Người không chỉ đề ra chính sách đoàn
kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc một cách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt
Nam và nguyện vọng của nhân dân mà còn là tấm gương mẫu mực trong đoàn kết với
đồng bào các tôn giáo. Phương pháp đoàn kết trong tư tưởng của Người vừa mang
tính khoa học, sát hợp với thực tiễn, vừa mang tính nhân văn sâu sắc:
Một
là, “Cầu đồng tôn dị”, tìm
kiếm, phát huy những điểm tương đồng, đồng thời tôn trọng sự khác biệt để đi
tới sự thống nhất.
Hai
là, Lấy lợi ích của quốc
gia, dân tộc và quyền lợi căn bản của nhân dân làm mẫu số chung để đoàn kết tôn
giáo.
Ba
là, tôn trọng và bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân
Bốn
là, tôn trọng đề cao nhân
cách các vị sáng lập tôn giáo và vai trò của các chức sắc, nhà tu hành tôn
giáo.
Năm
là, quan tâm đến đời sống
của đồng bào các tôn giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét