Theo Hồ Chí Minh, giáo lý các tôn giáo dù
khác nhau nhưng đều có điểm chung là đề cao tính nhân đạo, hướng thiện của con
người. Người viết: “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo
đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”[1].
Tư tưởng bác ái của Chúa Giêsu, tư tưởng từ bi, hỷ xả, vô ngã vị tha của Đức
Phật và tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử có sự tương đồng với lý tưởng độc lập
dân tộc và CNXH. Người tran trọng và đề cao nhân cách, sự đóng góp của các vị
sáng lập tôn giáo đối với tiến bộ của nhân loại và đề nghị mọi người học tập
noi gương.
Với
các tín đồ tôn giáo, nhiều
lần Hồ Chí Minh khẳng định: Tín đồ các tôn giáo ở Việt nam căn bản là yêu nước.
Đối
với các chức sắc, nhà tu hành tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tôn trọng và đánh giá cao vị trí, vai trò
của họ trong tổ chức tôn giáo; khuyến khích, động viên họ tham gia vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Người cũng luôn trân trọng
những đóng góp dù nhỏ của các vị chức sắc, nhà tu hành và khích lệ họ tiếp tục
cống hiến cho đất nước, cho dân tộc.
- Chống
lợi dụng tôn giáo và bài trừ mê tín dị đoan
Chống
lợi dụng tôn giáo
Ở Việt Nam, tôn giáo là lĩnh vực luôn bị chủ
nghĩa thực dân, đế quốc cấu kết với bọn phản động lợi dụng nhằm chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc, chống phá cách mạng. Để vừa bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng của nhân dân, vừa đấu tranh có hiệu quả chống việc lợi dụng tôn giáo vì
mục đích xấu, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ ranh giới rạch ròi giữa một bên là
đồng bào tôn giáo chân chính yêu nước với bên kia là những kẻ “giáo gian” vì
cam tâm làm tay sai cho gặc, hại nước, phản chúa. Trên cơ sở phan biệt rõ giữa
tín đồ chân chính và những kẻ “giáo gian” như vậy, Người chủ trương: “bảo vệ tự
do tín ngưỡng, nhưng kiên quyết trừng trị những kẻ đội lốt tôn giáo đã phản
Chúa, phản nước”[2].
Tuy nhiên theo Hồ Chí Minh, trong việc đấu
tranh chống lợi dụng tôn giáo không được cứng nhắc, vì rất dễ mắc sai lầm,
trúng ý đồ chia rẽ của địch. Người nhấn mạnh: do các thế lực phản động luôn tìm
cách lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nên một bộ phận
người Việt Nam đã sa ngã, bám theo chân giặc giày xéo quê hương, còn tuyệt đại
quần chúng nhân dân đều có lòng yêu nước. Hơn nữa theo Người, ngay cả trong số
những người lầm đường lạc lối, không ít người cũng do hoàn cảnh xô đẩy hoặc bị
lừa mị, nếu được đánh thức lòng yêu nước sẽ trở về với Tổ quốc, với đồng
bào.Với một số đồng bào như vậy, Hồ Chí Minh chủ trương: vận động, đánh thức
lòng yêu nước, lương tâm con người Việt Nam để họ tỉnh ngộ và quyay về với con
đường chính nghĩa. Đối với những người đã biệt hối cải, quoay về với Tổ quốc,
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định luôn mở rộng vòng tay chào đón và họ “sẽ được
hoan nghênh rộng rãi như những người con đi lạc mới về”[3].
Đồng thời Người yêu cầu cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể:
“Không được bảo thủ báo oán. Đối với những kẻ đi lầm đường lạc lối, đồng bào ta
cần phait dùng chính sách klhoan hồng. Lấy lời khôn, lẽ phải mà bày cho họ”[4].
Tinh thần khoan dung tôn giáo của Người đã lan tỏa trong đồng bào các tôn giáo,
giúp họ nhận thức rõ chính - tả, nâng cao cảnh giác trước kẻ thù; đồng thời lay
động và khích lệ lòng yêu nước của các chức sắc, nhà tu hành tôn giáo, giúp
nhiều người trong số họ vượt qua mặc cảm, dấn thân phục vụ Tổ quốc, phục vụ
nhân dân
Bên cạnh việc kiên quyết đấu tranh chống lợi
dụng tôn giáo vào mục đích chính trị phản động. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn quan
tâm đến việc bài trừ mê tín dị đoan, Theo Người: Điều quan trọng đầu tiên là
phải phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới, trong đó vừa
bảo tồn, phát huy những giá trị thuần phong, mỹ tục, vừa tích cực phổ biến các
tri thức khoa học.
Theo Người mê tín dị đoan tồn tại rất dai
dẳng, nên để khắc phục cần kiên trì, nhẫn nại và đặc biệt là phải hết sức khéo
léo, tế nhị vì nó liên quan đến đời sống tâm linh của quần chúng nhân dân.
Để bài trừ mê tín dị đoan, Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho rằng, điều quan trọng đầu tiên là phát triển kinh tế - xã hội, xây
dựng nếp sống văn hóa mới, trong đó vừa bảo tồn, phát huy những giá trị thuần
phong mỹ tục, vừa tích cực phổ biến các tri thức khoa học. Mặt khác, theo
Người, mê tín dị đoan tồn tại rất dai dẳng, nên để khắc phục cần kiên trì, nhân
nại và dặc biệt là phải hết sức khéo léo, tế nhị vì nó liên quan đến đời sống
tâm linh của quần chúng nhân dân.
Tóm lại: Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
tôn giáo có nội dung rất phong phú và chứa đựng những giá trị khoa học, giá trị
nhân văn sâu sắc. Tư tưởng của Người được cụ thể hóa trong chính sách “tín
ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết” và được hiện thực hóa trong thực tiễn cách
mạng có tác dụng to lớn trong việc tập hợp, đoàn kết đồng bào các tôn giáo xung
quoanh Đảng, góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét