Văn hóa Quân đội nhân dân Việt Nam (văn hóa quân sự) là một bộ phận của nền văn hóa dân tộc, là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình xây dựng, trưởng thành, phát triển của quân đội, đó là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn quân, toàn dân, mang bản sắc, âm hưởng hào hùng của lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng, về đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Để phát huy các giá trị văn hóa trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay cần thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau đây:
Một
là, tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa các quan điểm nghị quyết của Đảng, tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hóa: Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Nghị quyết Trung ương 9
(khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nước”. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh, đẩy mạnh Cuộc vận động “Phát huy truyền thống,
cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Đặc biệt quán triệt sâu sắc và
triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm được nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII
của Đảng, là “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; giữ
gìn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và hội nhập quốc tế”; lan tỏa giá trị văn hóa đặc
sắc của dân tộc, góp phần tạo dựng “sức mạnh mềm”, hình ảnh đất nước, con người
Việt Nam thân thiện, yêu chuộng hòa bình, hợp tác và phát triển.
Hai
là, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng; cơ quan chính trị; đội ngũ
chính ủy, chính trị viên, cán bộ chủ trì các cấp đối với các hoạt động văn hóa
trong quân đội. Sự lãnh đạo, chỉ đạo, của các cấp ủy đảng, cơ quan chính trị,
chính ủy, chính trị viên, cán bộ chủ trì các cấp giữ vai trò quyết định đến
việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa quân sự. Các cấp cần cụ
thể hóa quan điểm nghị quyết của Đảng về văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí
để xây dựng nghị quyết, chương trình hành động, xác định rõ phương hướng mục
tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của công tác văn hóa phù hợp với tình hình thực tế của
cơ quan, đơn vị.
Ba
là, xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa, văn nghệ sĩ quân đội phấn đấu xứng danh Bộ
đội Cụ Hồ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ văn hóa trong tình hình mới. Tập trung giáo
dục cán bộ, chiến sĩ, văn nghệ sĩ toàn quân tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ
quốc và nhân dân, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống trong sạch,
lành mạnh, nói đi đôi với làm, dám nhận và chịu trách nhiệm; có văn hóa, tri
thức khoa học, trình độ quân sự, năng lực, phương pháp, tác phong công tác, gắn
bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ
được giao.
Bốn
là, tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, phòng, chống suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa”.
Tập trung phê phán những khuynh hướng văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí trái
với quan điểm, đường lối của Đảng, xa rời hiện thực, trái với thuần phong mỹ
tục của dân tộc; phát huy hiệu quả của các lực lượng trong đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tiếp tục
quán triệt nâng cao nhận thức sâu sắc trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân về
mục tiêu bảo vệ Tổ quốc hiện nay không chỉ là bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa về mặt tự nhiên-lịch sử, mà còn bảo vệ Tổ quốc về mặt chính trị-xã
hội, trong đó bảo vệ nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là
một nội dung rất quan trọng. Tập trung nghiên cứu hoàn thiện, phổ biến, giáo
dục về các chuẩn mực hệ giá trị văn hóa và phẩm chất con người Việt Nam trong
toàn xã hội phấn đấu thực hiện; triển khai thực hiện thắng lợi Chiến lược phát
triển văn hóa đến năm 2030.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét