Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật thông tin, sức mạnh hỏa lực của các loại vũ khí thông tin hóa đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Hỏa lực không chỉ giải quyết được những hạn chế về mặt địa lý mà còn giúp lực lượng tác chiến tránh được khả năng tiếp xúc trực tiếp với hỏa lực đối phương, từ đó giảm thiểu thương vong khi giao chiến. Tác chiến hỏa lực là hành động tác chiến tiến công, với chủ thể chính là tên lửa chiến thuật/chiến dịch; pháo tầm xa và các loại tên lửa tầm xa trang bị trên máy bay trực thăng vũ trang/máy bay chiến đấu, đồng thời có sự hỗ trợ của lực lượng cận chiến. Bản chất của hành động này là sử dụng lực lượng, phương tiện tiến công tầm xa để tiến công mục tiêu bằng phương thức phi tiếp xúc. Do chiến đấu hỏa lực có đặc điểm là tiến công từ cự ly tầm xa nên có thể tiêu diệt được mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương một cách hiệu quả, trong khi đó lại ít tốn kém về nhân lực, giúp binh sỹ tránh bị thương vong trực tiếp từ hỏa lực của đối phương. Chính vì vậy, chiến đấu hỏa lực được hai bên tham chiến ưu tiên lựa chọn khi tiến hành thực chiến trên chiến trường. Tác chiến hỏa lực không những có thể được tiến hành bởi một binh chủng đơn nhất, mà còn có thể được tiến hành bởi hiệp đồng quân binh chủng. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, tác chiến hỏa lực vừa mang tính tiến công phủ đầu lại vừa mang tính thị uy/uy hiếp đối phương.
Trong
chiến tranh tương lai, việc vận dụng linh hoạt kỹ thuật thông tin, năng lực tác
chiến hỏa lực để giải quyết mục tiêu chiến tranh sẽ rất được coi trọng thay vì
phải điều động một lượng lớn binh lực trên chiến trường. Trong trường hợp phải
sử dụng binh lực, thì phải tiết giảm tối đa lực lượng tham chiến trên chiến trường,
đồng thời nâng cao khả năng sử dụng hỏa lực chiến đấu tầm xa để tiến công mục
tiêu đối phương.
Cuộc
chiến tranh Côxôvô gần đây đã chứng minh rằng, tác chiến
hỏa lực có thể độc lập tiến hành các nhiệm vụ tác chiến, đồng thời ngày càng
đóng vai trò vị trí quan trọng, thậm chí là then chốt và mang tính quyết định đến toàn
bộ cuộc chiến. Nhiều chuyên gia quân sự nhận định, tác chiến
hỏa lực sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong giải quyết các xung đột quân sự
trong tương lai. Ví dụ, trong tranh chấp chủ quyền lãnh hải,
xung đột biên giới, sau khi xác định mục tiêu tiến công trọng yếu, căn cứ vào
tình hình chiến lược, tình hình tác chiến thực tế trên chiến trường và diễn biến
có liên quan, có thể linh hoạt sử dụng các đòn tiến công hỏa
lực với các mức độ khác nhau để thực hành tiến công mục
tiêu đã xác định từ trước, từ đó đạt được các mục đích chiến thuật, chiến lược
đề ra. Hoặc có thể dùng các đòn tiến công hỏa lực để tập kích bất ngờ vào khu vực
đóng quân gần khu vực biên giới của đối phương từ đó đạt được mục đích chiến lược
đề ra.
Trong
bối cảnh kỹ thuật thông tin hóa mạnh mẽ như hiện nay, dưới sự trợ giúp của các
kỹ thuật khác như kỹ thuật mạng và kỹ thuật trí tuệ nhân tạo, tác chiến
hỏa lực sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời năng lực tiến công chính
xác cũng sẽ được nâng lên tầm cao mới. Bên cạnh đó, khả năng hiệp đồng
tác chiến hỏa lực giữa các quân binh chủng cũng sẽ kết hợp mật thiết hơn, linh
hoạt hơn, thông minh hơn, từ đó hình thành thế trận đa tầng, đa lớp, cơ động
linh hoạt với hiệu quả chiến đấu cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét