Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nhâm Dần 2022 vui tươi,
an toàn, tiết kiệm
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình
Minh vừa ký ban hành Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Để
triển khai thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 8/12/2021 của Ban Bí thư về việc
tổ chức Tết Nhâm Dần 2022; chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón Tết
Nguyên đán Nhâm Dần vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; thúc đẩy phục hồi
và phát triển sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực vào cuối năm và dịp Tết
Nguyên đán; đồng thời, bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả,
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu.
Bộ Y tế tập trung, nỗ lực cao nhất cho công tác phòng,
chống dịch COVID-19
Bộ
Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả Nghị
quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng
an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19". Tập trung, nỗ lực
cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh có nguy cơ
bùng phát trong mùa Đông - Xuân. Chủ động các phương án đáp ứng với các cấp độ
dịch COVID-19 nhằm phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly và điều trị phù hợp ngay
khi phát hiện ca bệnh; thần tốc hơn nữa về tiến độ tiêm chủng vaccine phòng
COVID-19, bảo đảm tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả; đẩy mạnh truyền thông thông
điệp 5K và đề cao ý thức phòng, chống dịch của người dân, không lơ là chủ quan
ngay cả khi đã tiêm đủ 2 mũi và mũi thứ 3 vaccine phòng COVID-19.
Chỉ
đạo các bệnh viện, cơ sở y tế ứng trực 24/24 giờ; có phương án bảo đảm đủ nhân
lực, thuốc, vật tư, thiết bị (nhất là máy thở, oxy y tế) để tổ chức điều trị
người bệnh COVID-19, cấp cứu do tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, sinh đẻ
trong những ngày Tết… Các cơ sở y tế, bệnh viện thực hiện nghiêm công tác
phòng, chống dịch COVID-19. Bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp
Tết, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, tăng giá hàng loạt; tăng
cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc phát hiện và kịp thời xử
lý nghiêm các trường hợp có hành vi đầu cơ, tích trữ, buôn bán thuốc giả, thuốc
kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành.
Chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm chất lượng,
đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân
Chỉ
thị nêu rõ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương:
Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trong nước,
kích cầu tiêu dùng; chủ động có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng
thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, bảo đảm chất lượng, đáp
ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu
hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến; chủ động can thiệp, xử lý các
biến động bất thường của thị trường. Phối hợp với địa phương triển khai các
chương trình bình ổn thị trường, các hoạt động kết nối cung cầu phù hợp với
tình hình dịch COVID-19, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu công
nghiệp gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng
Việt Nam”, đưa hàng về vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đặc biệt là các vùng bị
thiệt hại do bão, lũ vừa qua và khu vực thực hiện giãn cách do phòng, chống
dịch COVID-19.
Bộ
Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương: Theo dõi sát diễn
biến giá cả, thị trường nhất là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng
thuộc diện bình ổn giá, kịp thời chỉ đạo và có biện pháp xử lý nghiêm các hành
vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền. Trường hợp cần thiết, kịp thời báo
cáo Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá những vấn đề phát sinh, gây ảnh hưởng đến
mặt bằng giá và ổn định kinh tế vĩ mô.
Kịp
thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định nhằm bảo đảm an sinh xã
hội, đặc biệt là tại các vùng xảy ra thiên tai, bão lũ, khu vực có dịch
COVID-19 áp dụng biện pháp cách ly, phong tỏa, không để người dân bị thiếu đói trong
dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt.
Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa
phương: Chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết; có các phương án chủ
động phòng, chống thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản,
bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19 để ổn định sản xuất; chỉ
đạo các địa phương kịp thời ứng phó với rét đậm, rét hại, hạn hán, xâm nhập
mặn; hỗ trợ kịp thời hạt giống cây trồng, vaccine, hóa chất sát trùng, thuốc
bảo vệ thực vật theo quy định cho các địa phương để nhanh chóng phục hồi sản
xuất, nhất là các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.
Rà soát, bảo đảm các đối tượng chính sách đều được nhận quà
trước Tết
Thủ
tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với
các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, nắm tình hình đời sống của các đối
tượng chính sách (thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công
với nước, cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng…); người có hoàn
cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; hộ nghèo, đồng bào các địa
phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo, miền núi, vùng dân tộc thiểu số; công nhân, người lao động làm việc tại
các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp; các gia đình có người thân,
trẻ em có cha mẹ mất do dịch COVID-19… để thăm hỏi, quan tâm, kịp thời hỗ trợ
hoặc tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền hỗ trợ theo quy định. Tổ chức thăm
hỏi, tặng quà đúng đối tượng, chế độ, công khai, minh bạch, tránh trùng lặp,
chồng chéo, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, bảo đảm tất cả các đối
tượng chính sách đều có quà và được nhận quà trước Tết.
Đồng
thời tăng cường công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn,
thương tích trẻ em, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; bảo đảm
cho tất cả trẻ em đều được đón Tết an toàn, vui tươi, lành mạnh, nhất là trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi do dịch bệnh COVID-19, trẻ em các xã đặc
biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Bộ
Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương: Tăng cường
công tác điều tiết, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, phục vụ nhu cầu
đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng người dân
không được về quê ăn Tết do không có tàu, xe; bảo đảm linh hoạt, an toàn và
kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai
giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe theo quy định; tổ chức vận
chuyển hàng hóa thông suốt trong dịp Tết, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biển đảo.
Bảo đảm thanh khoản của nền kinh tế, nhu cầu chi trả, thanh toán
dịp cuối năm
Chỉ
thị nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành,
địa phương chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai quyết liệt các giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch
COVID-19 và thiên tai; bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển
sản xuất, kinh doanh trong dịp cuối năm và đầu năm.
Điều
hành chủ động lượng tiền cung ứng, bảo đảm thanh khoản của nền kinh tế, nhu cầu
chi trả, thanh toán dịp cuối năm và yêu cầu kiểm soát lạm phát. Chỉ đạo, hướng
dẫn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm thanh khoản và
cung ứng các dịch vụ thanh toán thông suốt, an toàn, hiệu quả (đặc biệt là
thanh toán điện tử, thanh toán thẻ trên hệ thống ATM, POS), đáp ứng tốt nhu cầu
thanh toán tăng cao trước và trong dịp Tết.
Hướng dẫn địa phương tạm dừng tổ chức lễ hội và bắn pháo
hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán
Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương
hướng dẫn các địa phương tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa
nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Tăng
cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch,
lễ hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán, bảo đảm phục vụ nhân dân đón Tết vui
tươi, lành mạnh, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán,
truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tình hình dịch bệnh COVID-19 của
từng địa phương.
Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc và
hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ. Tạm dừng tổ chức các loại hình
lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần; dừng các hoạt động
tập trung đông người không cần thiết; tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa
bàn, khu vực có nguy cơ cao; tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bảo đảm xử lý
kịp thời các tình huống xảy ra; đánh giá, cập nhật cấp độ dịch trên Cổng thông
tin điện tử của địa phương và Bộ Y tế để có các biện pháp tăng cường đối với
công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên, khẩn trương tập trung vào
công việc ngay sau kỳ nghỉ Tết
Các
bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị
số 11-CT/TW ngày 8/12/2021 của Ban Bí thư và Chỉ thị này; tập trung nỗ lực cao
nhất công tác phòng, chống dịch COVID-19, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất
cảnh giác; thực hiện nghiêm Thông điệp 5K; đề cao trách nhiệm của người đứng
đầu, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống; chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các
giải pháp bảo đảm vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh
tế - xã hội.
Các
cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước thực hiện nghiêm việc không tổ chức
đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung
ương thăm, chúc Tết cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm biếu,
tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; không sử dụng ngân sách
Nhà nước, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động trái quy định; không tham
gia các hoạt động mê tín, dị đoan; dành thời gian đi thăm hỏi các gia đình
chính sách, các hộ nghèo, các gia đình bị ảnh hưởng do dịch bệnh, thiên tai,
bão, lũ. Ngay sau kỳ nghỉ Tết, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khẩn trương tập
trung vào công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét