Với tích cũ, chiêu trò mới, những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta đã “mượn gió bẻ măng”, lấy cuộc xung đột Nga - Ucraina làm chủ đề “nóng” để “đánh bùn sang ao”, viết bài, tung tin, dàn dựng các video clip với nội dung xấu, độc; phát tán, tuyên truyền trên internét, các trang mạng xã hội, đài báo trong và ngoài nước để thực hiện “chiến dịch” chống phá Việt Nam, chĩa mũi nhọn công kích vào Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Họ cố ý thêu dệt, thổi phồng mọi “vấn đề” có thể để tạo sóng,
đẩy cuộc xung đột Nga - Ucraina thành “tiêu điểm” thông qua việc sử dụng nhiều
từ ngữ mưu tả về cuộc xung đột này với thái độ thiếu thiện chí, mang tính kích
động, như: “xâm lược”, “xâm lăng”, “cướp bóc”, “tàn sát”... nhằm hướng lái dư
luận theo chiều hướng khẳng định “Nga xâm lược Ucraina”, “cá lớn nuốt cá bé”;
từ đó “đổ thêm dầu vào lửa”, hướng lái dư luận “phản đối Nga, ủng hộ Ucraina”,
“đề cao vai trò của NATO”, của phương Tây trong gìn giữ hòa bình, “ổn định thế
giới”, v.v..
Việc dàn dựng kịch bản chống phá Việt Nam theo kiểu “từ chuyện
này bày ra chuyện khác”, từ châu Âu sang châu Á để kích động, tạo mâu thuẫn,
gây hận thù giữa các quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam, bằng cách
suy diễn rằng cuộc xung đột Nga - Ucraina “giống” cuộc chiến đấu bảo vệ biên
giới phía Bắc năm 1979 của Việt Nam chống Trung Quốc. Từ đó, chia rẽ quan hệ
giữa Việt Nam với các nước láng giềng, tuyên truyền quan điểm “bài Trung, thân
Mỹ”, kích thích sự “nổi loạn” của một bộ phận nhân dân, nhất là giới trẻ.
Tung tin phản đối chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước là một chiêu trò không mới nhưng hiểm độc, thâm sâu, cần
phải nhận thức đúng. Những người chống đối Đảng, Nhà nước ta cho rằng, Việt Nam
hai lần bỏ phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống tại Liên hợp quốc về vấn đề
xung đột Nga - Ucraina là “bênh vực Nga”. Từ đó, bóp méo lập trường của Việt
Nam, cho rằng Việt Nam phản đối chiến tranh một cách “chung chung, không kiên
quyết, không dứt khoát”, “Đảng, Nhà nước Việt Nam theo chủ nghĩa ba phải”. Vì
thế, họ ra sức chia rẽ quan hệ của Việt Nam với các nước lớn: Nga, Mỹ, Trung
Quốc...; cho rằng Việt Nam “tự cô lập mình”, Đảng Cộng sản Việt Nam “hô hào hội
nhập quốc tế là giả hiệu”..., “Việt Nam không có thiện chí với hòa bình”, v.v..
Cùng với đó, họ chỉ trích, phản đối chính sách quốc phòng “bốn
không” của Việt Nam là “cứng nhắc”, “không phù hợp” với tình hình thế giới, khu
vực hiện nay, “không hợp lòng dân”. Họ kêu gọi Đảng, Nhà nước ta phải “thay đổi
chính sách quốc phòng “bốn không” cho “mềm dẻo”, “Việt Nam phải liên minh quân
sự với các nước khác để bảo vệ Tổ quốc trước mối đe dọa, ăn hiếp của nước lớn”.
Một số người còn xuyên tạc rằng “Việt Nam và Nga sắp tập trận quân sự chung”,
“Việt Nam sắp cho Nga thuê căn cứ quân sự Cam Ranh”, khiến dư luận lầm tưởng
Việt Nam “đứng về phía Nga, ủng hộ cuộc xung đột tại Ucraina”, ảnh hưởng đến
quan hệ hai nước Việt Nam - Ucraina.
Rõ ràng, với lối tư duy siêu hình, họ chỉ “nhìn thấy cây mà
không thấy rừng”, từ phản biện xã hội đã rơi vào phản động, cố tình xuyên tạc
sự thật, đổi trắng thay đen, với giọng điệu vu khống, chống đối Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta. Thái độ, quan điểm sai trái ấy chỉ là thiểu số, hoàn toàn vô
lý, không thể chấp nhận; nhân dân Việt Nam cực lực phản đối bạo lực, chiến
tranh phi nghĩa và hơn ai hết, rất hiểu giá trị của hòa bình, độc lập, tự do;
tha thiết mong muốn thế giới có hòa bình vì dân tộc này đã trải qua nhiều cuộc
chống chiến tranh chống quân xâm lược, nhất là cuộc chiến tranh chính nghĩa của
nhân dân ta chống quân xâm lược Pháp, Mỹ để giành quyền sống làm người. Những
kẻ chống phá Việt Nam bất chấp đạo lý, pháp lý, đã chà đạp lên lẽ phải, coi
thường kỷ cương, phép nước, làm trái lương tâm. Sự thật như thế nào, chúng ta
như thế nào cả thế giới đều biết; thời gian và lẽ phải nói lên tất cả. Đáng
thương thay cho những kẻ đã phản bội chính mình, phản bội Tổ quốc, hại nước hại
dân.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình, các thông tin xấu,
độc, nhất là trước diễn biến mau lẹ, phức tạp của cuộc xung đột Nga và Ucraina,
Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, đã kịp thời lãnh đạo, chỉ
đạo các cơ quan chức năng, cán bộ, chiến sĩ toàn quân và toàn dân thường xuyên
theo dõi, nắm chắc tình hình, kịp thời định hướng thông tin, tuyên truyền,
tránh tác động tiêu cực từ cuộc xung đột Nga - Ucraina đến nội bộ ta về mặt tư
tưởng và đời sống xã hội, hoạt động quân sự, quốc phòng; không để xảy ra các
tình huống xấu, bất ngờ về an ninh chính trị, làm xáo trộn cuộc sống, công tác
đối ngoại của Đảng, giữ được “trong ấm, ngoài êm”.
Từ thực tiễn nêu trên, có thể rút ra bài học quý về xử lý tình
huống để bảo vệ vững chắc lợi ích quốc gia - dân tộc, cuộc sống hòa bình của
nhân dân ta, đó là: Chỉ sợ không biết, đã biết rồi thì không sợ! Bất kể sự lệ
thuộc nào của một quốc gia, dân tộc hay của một quân đội vào một nước khác với
sự kỳ vọng họ sẽ giúp mình một cách vô tư, trong sáng đều là ảo tưởng. Nếu một
quốc gia, dân tộc hay của một quân đội chấp nhận sự lệ thuộc vào nước khác thì
chắc chắn sẽ bị thao túng, đánh mất quyền tự quyết, quyền làm chủ, quyền tự
điều khiển, dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị và chính
sách đối ngoại của lãnh đạo; quốc gia, dân tộc ấy sẽ trở thành chiến trường,
thực hiện cuộc chiến tranh ủy nhiệm với những hậu quả hết sức tàn khốc. Việc
làm đó là hoàn toàn sai trái, là có lỗi với lịch sử, với các bậc tiền nhân và
nhân dân, cần nhận diện đúng và phải tránh xa.
Bài học rút ra từ thực tiễn cuộc xung đột Nga - Ucraina nêu
trên, cách ứng xử khôn khéo của Việt Nam là:
(1) Luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc; độc lập, tự do, quyền
tự quyết dân tộc lên trên hết và trước hết. Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh phải
tránh được sự lệ thuộc và bị chi phối bởi nước khác. Cần thấm nhuần sâu sắc
quan điểm của ông cha ta “Bán anh em xa - Mua láng giềng gần”, “Nước xa không cứu
được lửa gần”, lấy nó làm phương châm nhận thức và hành động...để tránh mọi sai
lầm đáng tiếc “từ sớm, từ xa”.
(2) Chủ quyền quốc gia - dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm
phạm; không thể lấy nó ra để mặc cả, đổi chác về đất đai, lãnh thổ, quyền tự
quyết dân tộc. Vì vậy, giải quyết mọi mâu thuẫn, bất đồng về quyền lợi kinh tế
và lợi ích chính trị phải thông qua đối thoại hòa bình, tránh đối đầu quân sự;
tránh đổ máu, hy sinh; kiên định chính sách quốc phòng “bốn không” là sự khôn
ngoan để gìn giữ hòa bình; “không đổi máu lấy đô la và kinh tế”.
(3) Luôn đề cao cảnh giác cách mạng trước âm mưu, thủ đoạn, hoạt
động “diễn biến hòa bình” và các chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”;
“dân tộc”, “tôn giáo”, “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”; tránh sự can
thiệp vào công việc nội bộ và phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
(5) Quán triệt và thực hiện nghiêm đường lối đối ngoại của Đảng,
Nhà nước ta; tiếp tục mở rộng hợp tác, hội nhập quốc tế; chú trọng quan hệ với
các nước láng giềng, liền kề và các nước lớn có ý nghĩa chiến lược, là thượng
sách để giữ hòa bình. Việt Nam kiên quyết tránh việc chọn phe, chọn bên; chỉ
chọn lẽ phải trong giải quyết mọi việc, nhất là ứng xử các mối quan hệ quốc tế.
(6) Kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. “Xây” là chính yếu
để giữ vững “trong ấm, ngoài êm. “Chống” là phát hiện kịp thời các nguy cơ gây
họa cho đất nước; quyết tâm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước
chưa nguy./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét