68 năm về trước, Hiệp định Genève được kí kết giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Đây là kết quả của biết bao nhiêu nỗ lực, máu xương, mồ hôi, nước mắt… của người dân Việt Nam nói riêng và cả khối Đông Dương nói chung nhằm chấm dứt sự đô hộ của Thực dân Pháp. Cũng vào ngày này năm ấy, hơn 20 quốc gia châu Phi và nhiều quốc gia khác ở Nam Mỹ đã cùng tổ chức “Ngày Việt Nam” nhằm ủng hộ Việt Nam độc lập, tự do và mở ra phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa… Nhưng sự kiện này "lạc trôi" đi đâu mất và im lìm không được mấy quan tâm.
Lướt qua báo chí, chúng ta thấy gì? Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Dân
Trí, Người Lao Động… đồng loạt đăng bài ca tụng tưởng nhớ Tô Văn Lai - sáng lập
ra Thúy Nga Paris, người tạo ra những Đan Nguyên, Khánh Ly, Nguyễn Ngọc Ngạn…
và những chương trình chống phá đất nước cực kỳ dữ dội trước năm 2010. Trong
thời gian ở Paris, Tô Văn Lai được cho là có liên kết với Bùi Tín, quyên góp
tiền cho Việt Tân, từng ủng hộ rất nhiều các “Chính phủ lâm thời Việt Nam hải
ngoại”, đưa tin truyền thông cho bạo loạn FULRO ở Tây Nguyên… Trong khoảng ít
năm trở lại đây, Tô Văn Lai lặng im và không tham gia bày tỏ quan điểm chính
trị để Thúy Nga Paris ít bị ảnh hưởng và có cơ hội trở lại hoạt động ở quê nhà
Việt Nam.
Một người như vậy, được xuất hiện đường hoàng trên trang nhất
của những tờ báo lớn nhất Việt Nam. Người ta sử dụng những mỹ từ như “giáo sư
Tô Văn Lai và những cống hiến cao đẹp”, “một người thầy của showbiz Việt” (?),
“một người nghệ sĩ vì người hâm mộ”... Có cảm tưởng như người ta đang mô tả một
vĩ nhân, một người nổi tiếng có ảnh hưởng trọng đại đến dân tộc, một người có
công lao vô cùng to lớn đến Tổ Quốc…
Mình nhớ đến những ngày 22/12 năm ngoái, nhạc sĩ hải ngoại Lâm
Phương mất và báo chí đồng loạt lên bài ca tụng, chúc mừng, thương tiếc... Và
những tin tức về vị nhạc sĩ này còn lên tận trang chủ của nhiều tờ báo, mặc cho
ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và hôm đó cũng là dịp
kỉ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Báo chí lại đi tẩy trắng cho những người đã chống đối đất nước
quyết liệt? Những người thậm chí còn không đường hoàng nói lời xin lỗi và hòa
hợp dân tộc. Báo chí lại đi ca tụng một người vượt biên về ghi những thước phim
chống phá đất nước và bị bắt rồi trục xuất khỏi đất nước?
Báo chí phải chăng là đang phản cách mạng?
Hãy nhìn báo chí Trung Quốc, Hàn Quốc nói gì về những con người
quay lưng lại Tổ Quốc? Hãy nhìn cách họ đã và đang làm gì để bảo vệ lịch sử dân
tộc.
Báo chí phải chăng là đang quay lưng lại với lịch sử? Báo chí
phải chăng là là một kẻ thù ở ngay đằng s
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét