Bảo vê chủ nghĩa Mác-Lênin - nên tảng tư tươngr của đảng
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011) khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”(1). Sự khẳng định trên là hoàn toàn đúng đắn, có cơ
sở khoa học đã được lịch sử ghi nhận và chứng minh trong thực tiễn cách mạng
Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết cách mạng, khoa học, bất cứ
đảng chính trị nào cũng đều lựa chọn một hệ tư tưởng nhất định làm cơ sở tập
hợp lực lượng, thống nhất hành động. Nếu không có hệ tư tưởng, lý luận dẫn
đường, đảng chính trị chỉ là một tập hợp ngẫu nhiên, rời rạc, thiếu thống nhất
và không có sức mạnh. Ngay từ năm 1927, quá trình vận động thành lập Đảng, Lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt,
trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có
chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Các chính đảng theo khuynh hướng tư sản bao giờ
cũng chọn hệ tư tưởng tư sản, còn các chính đảng mác-xít thì lấy chủ nghĩa Mác
- Lênin làm nền tảng tư tưởng của mình.
Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Liên Xô và Đông Âu không
đồng nghĩa với sự sụp đổ chủ nghĩa Mác - Lênin, bởi nó không có nguyên nhân từ
bản thân học thuyết này. Theo đó, nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của sự sụp
đổ bắt nguồn từ chủ nghĩa giáo điều và xét lại trong đường lối chính trị, tư
tưởng và tổ chức của đảng cầm quyền, cùng sự phản bội của một số người lãnh đạo
cao nhất ở đó đối với những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Do
vậy, đây là sự sụp đổ của một mô hình CNXH cụ thể, không đồng nghĩa với “sự cáo
chung học thuyết Mác - Lênin”. Sự sụp đổ đó chứng tỏ: Đảng nào xa rời những
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, thì đảng đó không còn là đảng
mác-xít lê-nin-nít chân chính, công cuộc xây dựng CNXH ở đó nhất định thất bại.
Từ sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, chúng ta có thể nhận
rõ hơn những khuyết tật của mô hình CNXH “xô-viết” và nhiều bài học quan trọng
về đấu tranh để giữ vững chính quyền cách mạng, nhất là về sự kiên định với chủ
nghĩa Mác - Lênin.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng
minh rõ: Đây là ngọn đèn soi sáng con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc và
đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Điểm lại lịch sử cách mạng nước ta từ cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có thể thấy rất rõ điều này. Chỉ đến khi Lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh tiếp cận được chủ nghĩa Mác - Lênin và truyền bá tư tưởng
đó vào Việt Nam, lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, thì bước ngoặt căn bản trong
phong trào yêu nước của dân tộc ta mới được xác lập; đánh dấu sự kết thúc thời
kỳ khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước của dân tộc, đưa cách mạng Việt
Nam tiến lên. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều,
chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh
nhất là chủ nghĩa Lênin”. Từ đây, dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Lãnh tụ Hồ Chí Minh, dưới ánh sáng
của chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, nhân dân
ta đã giành lại độc lập, tự do cho dân tộc; thống nhất non sông và ngày nay cả
nước đang trên con đường xây dựng CNXH.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch xưa nay vẫn luôn phủ định, xuyên
tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, và cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã sai
lầm khi lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận cho con đường phát triển
của xã hội Việt Nam, nhất là trong điều kiện hiện nay. Chúng rêu rao rằng, chủ
nghĩa Mác - Lênin đã sụp đổ hoàn toàn cùng với sự tan rã của hệ thống xã hội
chủ nghĩa; đó là thứ lý luận lỗi thời, đang ngăn trở con đường đi lên của dân
tộc Việt Nam. Với kiểu lý lẽ đó, họ đòi Đảng ta phải từ bỏ chủ nghĩa Mác -
Lênin với tư cách là nền tảng tư tưởng, có như vậy con đường phát triển của
cách mạng Việt Nam mới đi đúng theo quỹ đạo của thế giới. Thế nhưng, họ đã lầm.
Họ càng phủ nhận thì chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh càng được tôn
vinh, tỏa sáng, khẳng định giá trị. Xét cả về mặt lý luận và thực tế cho thấy,
chủ nghĩa Mác - Lênin là lý luận chính trị cơ bản, mang tính định hướng con
đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam; khoa học về những quy luật chung nhất
của sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, về cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại mọi sự bất công, nô dịch của đế
quốc, phong kiến để xây dựng một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Thực
tiễn 36 thực hiện đường lối đổi mới “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có
thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy
tín quốc tế như ngày hôm nay”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét