Xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải có quyết tâm rất lớn, có sự thống nhất rất cao, có biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại. Có những việc không thể chỉ làm một lần là xong. Ngược lại, phải làm rất kiên quyết, kiên trì, bền bỉ; làm thường xuyên, liên tục; làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng, rửa mặt hằng ngày.
Đó
là chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán
triệt, triển khai thực hiện Kết luận và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương
về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, trong lịch sử
Đảng ta, hầu như không có Đại hội nào và không mấy Hội nghị Trung ương không đề
cập đến công tác xây dựng Đảng. Chỉ tính riêng 10 năm gần đây, ngay từ đầu mỗi
nhiệm kỳ, các Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương đều bàn và ban hành
những nghị quyết, kết luận, quy định hết sức quan trọng về công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng; lần sau sâu sắc, toàn diện và cụ thể, rõ ràng hơn so với lần
trước.
Cũng
bởi thế, đến Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa XIII vừa diễn ra, bên cạnh
những vấn đề quan trọng khác, Ban Chấp hành Trung ương lại tiếp tục bàn về công
tác xây dựng Đảng. Trung ương đã thảo luận sôi nổi, tâm huyết và thống nhất cao
về sự cần thiết phải tạo cho được sự chuyển biến mạnh mẽ và thực chất hơn nữa
trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và
chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng ta và hệ thống
chính trị ở nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện từ gốc, từ cơ sở;
xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, nhất là bí thư cấp ủy có đủ năng lực, uy tín lãnh
đạo tổ chức cơ sở đảng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị; nâng cao chất
lượng công tác phát triển đảng viên và chất lượng đảng viên, đáp ứng yêu cầu
của tình hình mới.
Một
trong những giải pháp cụ thể là thường xuyên rà soát, sàng lọc, kịp thời và
kiên quyết đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng; cần hết
sức coi trọng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, qua đó kịp
thời phát hiện, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến; kịp thời củng cố
các tổ chức đảng yếu kém; xử lý nghiêm các đảng viên thoái hoá, biến chất, vi
phạm pháp luật và kỷ luật đảng.
Bên cạnh đó, Ban Chấp hành Trung
ương cũng đã bàn và thống nhất rất cao về chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp
tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, coi đây là việc làm cần thiết, đúng
đắn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Như trong bài viết trước chúng tôi
đã đề cập, việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh giống như chúng ta nổi thêm
những “lò lửa” mới để quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Có
một điểm nhấn mạnh mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhắc đi nhắc
lại khi nói về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đó là “trên dưới đồng lòng”,
là sự quyết tâm cao và thống nhất cao. Bởi lẽ, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công
việc xây dựng tổ chức, xây dựng con người, là công tác con người, rất dễ đụng
chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người, đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự
phê bình, phân tích, mổ xẻ những ưu, khuyết điểm của chính bản thân mình; phải
nhận xét, đánh giá về người khác. Nếu không thật tự giác, chân thành, công tâm,
khách quan thì rất dễ chủ quan, thường chỉ thấy ưu điểm, mặt mạnh của mình
nhiều hơn người khác; trong khi chỉ thấy khuyết điểm, mặt yếu của người khác
nhiều hơn mình. Vì vậy, thường rất khó, rất phức tạp. Khó nhưng không thể không
làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ.
Trong
đó, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cũng luôn được đề cao khi tiến
hành xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nhận xét về sự chuyển biến nhận thức trong xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, GS.TS Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng khoa học cơ quan
Đảng Trung ương cho biết, đó là việc cấp trên làm trước, cấp dưới làm sau,
trước tiên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư làm trước.
Chúng
ta có thể thấy, cùng với việc thảo luận, quyết định những vấn đề về xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, thì Hội nghị Trung ương 5 cũng xem xét Báo cáo kết quả kiểm
điểm, tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021. Ban Chấp
hành Trung ương đánh giá cao sự chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm hết sức nghiêm
túc, trách nhiệm, gương mẫu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; và hoàn toàn đồng
tình, nhất trí cao với Báo cáo, đặc biệt là những bài học kinh nghiệm dẫn đến
thành công của năm 2021 được rút ra, đó là: Tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
lãnh đạo chủ chốt là một tập thể đoàn kết, thống nhất, trên dưới đồng lòng, đã
phát huy những bài học kinh nghiệm được rút ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng; tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng
bộ, thường xuyên công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng Nhà nước và hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh; quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan
điểm "dân là gốc"; lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm chính trị cao,
hành động quyết liệt, có bước đi phù hợp; chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo
đúng tình hình; kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát
triển đất nước; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; khai thác, sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực để phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Một
lần nữa, bài học về sự đoàn kết để thành công lại được rút ra, cho dù đó là
việc khó, việc xử lý cán bộ của mình, nhưng điều đó mới lại càng chứng tỏ “Đảng
ta là đạo đức, là văn minh”. St
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét