Tiếc rằng trong thời gian vừa qua, sự suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên rất đáng quan ngại. Biểu hiện đầu tiên trong 27 biểu hiện suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ đã được Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng chỉ
ra là một bộ phận cán bộ, đảng viên: “Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động,
giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi,
thiếu tin tưởng vào Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Trong lĩnh vực tư tưởng chính
trị, đã có không ít cán bộ, đảng viên, thậm chí có một số ít cán bộ giảng dạy
lý luận chính trị nhưng bản thân, ở các mức độ khác nhau, không còn tin vào
những quan điểm cơ bản, những chân lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tuyên truyền
những điều không phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng, bất chấp những
thành tựu to lớn, rất đáng tự hào mà đất nước đã đạt được trong công cuộc đổi
mới, phát triển đất nước hiện nay và được thế giới đánh giá cao. Cần lưu ý
rằng, sự phủ nhận ngấm ngầm, không bộc lộ ra mặt của họ một khi có cơ hội sẽ
bùng phát cũng đáng ngại và nguy hại không kém. Tấm gương tày đình về sự thờ ơ,
phai nhạt, phản bội lý tưởng cách mạng đã từng xảy ra trong Đảng Cộng sản Liên
Xô có hàng chục triệu đảng viên, trong lực lượng vũ trang của Liên Xô một thời
rất hùng mạnh và ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây là bài học đắt
giá mà chúng ta không thể lơ là, chủ quan, mất cảnh giác hay coi thường.
Báo động về sự suy thoái đạo
đức, lối sống, nhất là về sự suy thoái lý tưởng cách mạng của một bộ phận cán
bộ, kể cả một số cán bộ cấp cao, trong thời gian vừa qua hết sức đáng
ngại. Chủ nghĩa cá nhân, động cơ kiếm tiền, bao che để trục lợi, lợi dụng
khe hở của công tác quản lý và luật pháp để thu vén, làm giàu cho bản thân và
gia đình đều là những nguyên nhân trực tiếp khiến người có chức, có quyền, có
địa vị cao trong xã hội trở thành tội phạm. Nhưng nguyên nhân chủ yếu mang tính
quyết định, dẫn họ đến sự thoái hóa đó chính là sự tu dưỡng của bản thân quá
kém, đặc biệt là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, điều mà họ đã từng tuyên thệ
trung thành suốt đời trước cờ Đảng khi họ được kết nạp vào Đảng.
Rõ ràng là sự lao dốc của
những cán bộ đã từng trải ấy trên các cương vị công tác họ được đảm nhận, suy
đến cùng là do lối sống buông thả, do sự tham lam quyền lực vô độ, muốn có thật
nhiều tiền, muốn làm giàu thật nhanh mà không nghĩ đến hậu quả. Chính họ đã
không đủ can đảm để chống lại những "bả" vinh hoa, phú quý không
chính đáng. Sự lao dốc không phanh ấy, một lúc nào đấy thuận lợi, rất có thể sẽ
dẫn đến chỗ góp phần bán rẻ cả đồng chí, đồng đội, phản bội lại Tổ quốc và quay
lưng lại với nhân dân.
Bài học rút ra từ những vụ tiêu cực từ nhỏ đến lớn, nhất là nhiều vụ án kinh tế nghiêm trọng trong thời gian vừa qua, còn là do chúng ta thiếu một đạo luật đủ sức ngăn chặn sự lợi dụng và sự tham nhũng quyền lực ở nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế-xã hội khi chúng ta chấp nhận nền kinh tế thị trường, nơi mà đồng tiền có sức mạnh thống trị và quan hệ "tiền trao cháo múc" chi phối; nơi mà mọi thứ đều có thể đem ra trao đổi, mặc cả, mua bán. Karl Marx đã từng cảnh báo rằng, “tiền là sự xuyên tạc một cách phổ biến những cá tính mà tiền biến thành những cái đối lập với chúng... Sau đó, tiền biểu hiện với tính cách là lực lượng có tác dụng xuyên tạc... Tiền biến trung thành phản, yêu thành ghét, ghét thành yêu, đức hạnh thành thói xấu, thói xấu thành đức hạnh, tớ thành chủ, chủ thành tớ, ngu thành khôn, khôn thành ngu”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét