Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh “Mạch
sống”, “linh hồn” cho đường
lối của Đảng
Ngay từ khi ra
đời, Đảng ta đã xác định, chủ nghĩa Marx-Lenin "là
cốt", "là gốc". Trong tác phẩm "Đường Kách mệnh", lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm
cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy". Người còn khẳng định "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ
nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là
chủ nghĩa Lenin".
Tháng 12/1986,
Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh: "Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng
và khoa học của chủ nghĩa Marx-Lenin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý
luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh". Tháng
6/1991, Đại hội lần thứ VII của Đảng bổ sung luận điểm: "Nêu cao tư tưởng
Hồ Chí Minh" và thông qua Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh
91), khẳng định: "Đảng lấy chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là
nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động". Đến năm 2021, Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng
định: "Kiên định và không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam".
Việc khẳng định
chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
cho hành động của Đảng đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân
dân đồng thuận và kiên định thực hiện. Đây là bước phát triển mới trong tư duy
lý luận của Đảng; bảo đảm cho sự tự chủ, độc lập, sáng tạo, là "mạch
sống", "linh hồn" cho
đường lối đổi mới của Đảng, bảo đảm cho cách mạng Việt Nam giành mọi thắng lợi.
Những quan điểm
lý luận này trở thành cốt lõi, nền tảng để dựa trên đó, những bộ phận khác của
Đảng như cương lĩnh, chủ trương, đường lối, chính sách, quan điểm… được hình
thành, phát triển và có tác dụng trực tiếp nâng cao trình độ nhận thức, hình
thành thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và nhân cách của
mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét