Bộ máy cơ quan quyền con người của châu Phi
bao gồm Ủy ban quyền con người và quyền các dân tộc châu Phi và Tòa án Quyền
con người châu Phi.
Ủy ban quyền con
người và quyền các dân tộc châu Phi
bao gồm 11 thành viên được bầu chọn bằng bỏ phiếu kín bởi Đại hội Nguyên thủ quốc
gia OAU (sau này là Đại hội đồng AU).
Trụ
sở Ủy ban đặt tại Gambia. Ủy ban có có các chức năng: Bảo vệ các quyền con người
và quyền của dân tộc; Thúc đẩy các quyền con người và quyền của dân tộc; Giải
thích Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của dân tộc. Để thực hiện
các chức năng này, Ủy ban được trao quyền “thu thập tài liệu, triển khai nghiên
cứu về các vấn đề của châu Phi trong lĩnh vực quyền của con người và quyền của
dân tộc; tổ chức các hội nghị, hội thảo; phổ biến thông tin, khuyến khích các tổ
chức quốc gia và khu vực quan tâm đến vấn đề quyền con người; đưa ra các khuyến
nghị đối với các chính phủ về các vấn đề về quyền con người” (Điều 45 Hiến
chương). Kể từ khi Tòa án Quyền con người châu Phi được thành lập và đi vào hoạt
động, Ủy ban có thêm nhiệm vụ là chuẩn bị các vụ kiện để đưa ra Tòa án.
Tòa án Quyền con người châu Phi
(Tòa án châu Phi về quyền con người và quyền các dân tộc) được thành lập kể từ
khi Nghị định thư bổ sung Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền các
dân tộc (được thông qua năm 1998) có hiệu lực (năm 2004).
Tháng
7 năm 2004, Đại hội đồng AU đã quyết định sáp nhập Tòa án Quyền con người châu
Phi với Tòa Công lý châu Phi (African Court of Justice). Tòa án gồm 11 thẩm
phán được bầu với nhiệm kỳ 6 năm, hoạt động bán thời gian. Tòa chỉ có quyền đưa
ra các ý kiến tư vấn. Tòa họp phiên đầu tiên vào tháng 7 năm 2006.
Nh.MLN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét