DÂN CHỦ KHÔNG ĐỒNG NGHĨA VỚI ĐA
NGUYÊN, ĐA ĐẢNG
Khi ai đó vào các trang mạng xã hội
như Việt Tân, RFA… thì có thể rất dễ gặp các bài viết của các phần tử cơ hội
chính trị, chống đối cho rằng, Việt Nam không có dân chủ vì thực hiện chế độ
nhất nguyên, nhất đảng nên “vừa đá bóng, vừa thổi còi” và vì thế dẫn đến dân
chủ hình thức hoặc mất dân chủ. Trong khi đó, các tổ chức nhân danh dân chủ
phương Tây đã và đang tìm cách cổ suý “tiêu chuẩn nhân quyền” kiểu phương Tây
vào Việt Nam, đồng thời tung tin bịa đặt với các luận điệu cho rằng: “Việt Nam
thiếu văn hóa dân chủ, không có dân chủ, hạn chế quyền riêng tư của công dân”,
“Việt Nam vi phạm nghiêm trọng quyền con người”, “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo Nhà nước và toàn xã hội tức là theo chế độ đảng trị, bằng “đảng chủ”; “một
đảng cầm quyền thì không thể có dân chủ, chỉ dẫn đến độc tài, độc trị”; “chế độ
một đảng lãnh đạo, độc quyền là trái với nguyên tắc nhà nước pháp quyền”; “chế
độ nhất nguyên chính trị, một đảng cầm quyền ở Việt Nam là “vừa đá bóng, vừa
thổi còi” dẫn đến ở Việt Nam không có dân chủ hoặc dân chủ hình thức”. Đây là
những luận điệu phản khoa học, hết sức nguy hiểm bởi nó cố tình đánh đồng giữa
vấn đề đa nguyên, đa đảng với dân chủ, phát triển của đất nước, dân tộc. Thực
chất luận điệu trên là muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng
sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, tiến tới thực hiện chế độ đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập để đi đến xóa bỏ định hướng XHCN ở nước ta. Vấn đề
mấu chốt trong học thuyết “dân chủ, nhân quyền kiểu phương Tây cần áp dụng đối
với Việt Nam” là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam với cách mạng Việt Nam. Như vậy, chiêu bài dân chủ thực chất
là các thế lực thù địch nhằm phá hoại Đảng, Nhà nước và định hướng XHCN ở nước
ta. Vấn đề một đảng hay nhiều đảng lãnh đạo, cầm quyền không phải là vấn đề mới
và vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Về khách quan,
vấn đề này phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước, mỗi đảng
khi lên lãnh đạo, cầm quyền. Về chủ quan, nó phụ thuộc tương quan so sánh lực
lượng giữa các giai cấp, các bộ phận trong một xã hội, mà mỗi nước có thể có
một đảng hoặc nhiều đảng. Quan điểm một đảng thì mất dân chủ, cản trợ sự phát
triển, còn đa đảng đồng nghĩa với dân chủ, phát triển là luận điệu sai trái.
Cho đến nay chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này. Bởi đất nước có dân
chủ hay phát triển không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay đa đảng mà phụ thuộc
vào đảng cầm quyền đó có mang bản chất cách mạng, tiên phong hay không, có bảo
vệ quyền và lợi ích cho đa số nhân dân lao động hay chỉ cho một bộ phận thiểu
số người trong xã hội đó mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét