Để đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
(PCTN, TC), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo
PCTN, TC tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (viết tắt là Ban chỉ đạo cấp
tỉnh về PCTN, TC).
Đầu tiên có thể thấy rõ ràng rằng, công tác PCTN, TC ở
Việt Nam thời gian qua có nhiều bước đột phá mạnh mẽ, mang lại hiệu quả, được
cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Theo thông tin được công bố
sau Phiên họp thứ 22 của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC, thời gian qua,
nhiều chủ trương, chính sách lớn về xây dựng Đảng và PCTN, TC được ban hành tạo
sự thống nhất cao về nhận thức và hành động. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh
tra, kiểm toán được đẩy mạnh. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vi
phạm, cả cán bộ cấp cao, đương chức và nghỉ hưu bị xử lý nghiêm minh. Từ đầu nhiệm
kỳ đến nay đã thi hành kỷ luật cán bộ liên quan đến tham nhũng, tiêu cực ở các
cấp, trong đó có 56 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, có 10
Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng.
Thời gian qua, Ban chỉ đạo
Trung ương về PCTN, TC đã chỉ đạo triển khai khá toàn diện, đồng bộ, quyết liệt
nhiều giải pháp để xây dựng, hoàn thiện thể chế về PCTN, TC cả trong Đảng và
Nhà nước. Từ nghiên cứu, ban hành mới đến rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện
một số quy định của Đảng và các quy định của pháp luật còn bất cập hoặc chưa
phù hợp với thực tiễn, để kịp thời bổ sung, điều chỉnh; từng bước hình thành
khuôn khổ pháp lý vững chắc để cán bộ không thể tham nhũng, tiêu cực. Ban chỉ
đạo Trung ương về PCTN, TC đã từng bước gắn kết đồng bộ giữa phòng, chống tham
nhũng với phòng, chống tiêu cực. Nếu như ở các nước chỉ có quy định, chế tài xử
lý các hành vi tham nhũng, thì tại Việt Nam hiện nay đã có cả quy định, chế tài
xử lý các hành vi tiêu cực. Đó là một bước tiến vượt trội!
Từ đầu năm 2022 đến nay, Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC
đã ban hành gần 30 văn bản về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và PCTN, TC.
Đặc biệt, việc ban hành Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 6-7-2022 của Bộ Chính trị về
kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm và Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW, ngày
1-8-2022 của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC hướng dẫn một số nội dung về
công tác phòng, chống tiêu cực đã hình thành cơ chế đấu tranh ngăn chặn, phòng
ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ngày càng đồng bộ, thống nhất, chặt
chẽ.
Trong 6 tháng đầu năm 2022,
Quốc hội đã thông qua 6 dự án luật; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 44
nghị định, 15 quyết định; các bộ, ngành ban hành 216 thông tư, thông tư liên
tịch hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế-xã hội,
kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng, góp phần phòng ngừa
tham nhũng, tiêu cực. Bên cạnh đó, Quốc hội, Chính phủ cũng đang chỉ đạo rà
soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến việc đấu
thầu, đấu giá, quy hoạch, quản lý, sử dụng đất, tài sản công, tài chính công,
chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp,... theo đề xuất của Ban chỉ đạo Trung
ương về PCTN, TC.
Những luận điệu cho rằng chỉ có “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền phân lập” mới chống được tham nhũng thật nực cười. Bởi nếu chỉ đơn giản vậy, sao nhiều quốc gia được gọi là “đa nguyên, đa đảng”, “xã hội dân sự”, “tam quyền phân lập” mà tham nhũng vẫn tràn lan? Tại sao với chế độ một đảng lãnh đạo, Việt Nam vẫn đang thực hiện hiệu quả công tác PCTN, TC? Có thể thấy, thực tế kết quả công tác PCTN, TC tại Việt Nam thời gian qua đã khiến những luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch trở nên kệch cỡm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét