Việc Sri Lanka vỡ nợ như một lời cảnh báo khẩn cấp đến nhiều quốc gia, từ tình hình kinh tế đến quan hệ ngoại giao và cả những cuộc tranh giành quyền lực “căng thẳng” nhất trên thế giới.
Cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ tại một số
nước châu Á và châu Phi
Sri Lanka, nền kinh tế có quy mô 81 tỷ đô la nằm ngoài khơi bờ
biển phía Nam của Ấn Độ Dương, đã sa lầy vào tình trạng hỗn loạn trong nhiều
tuần do lạm phát tính theo năm ở mức cao kỷ lục 30%. Câu chuyện vỡ nợ của hòn
đảo này có ảnh hưởng sâu sắc đến các thị trường mới nổi, nơi tình trạng thiếu
hụt và giá cả lương thực đang diễn biến hết sức phức tạp. Thách thức càng trở
nên khó khăn hơn khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ và các ngân hàng trung ương
lớn khác tăng lãi suất trong nỗ lực dập tắt lạm phát, dẫn đến chi phí đi vay
cao hơn.
“Việc Sri Lanka vỡ nợ là
một dấu hiệu đáng ngại. Tăng trưởng chậm lại và các điều kiện tài trợ khó khăn
hơn sẽ làm tăng rủi ro vỡ nợ, đặc biệt là đối với các nền kinh tế cận biên”,
ông Guido Chamorro, đồng giám đốc phụ trách nợ bằng ngoại tệ của thị trường mới
nổi tại Pictet Asset Management, công ty nắm giữ trái phiếu Sri Lanka, cho
biết.
Mới đây, ít nhất 14 nền kinh tế mới nổi đã được Bloomberg liệt vào
danh sách rủi ro có nguy cơ vỡ nợ. Áp lực gia tăng của việc tăng giá lương thực
và năng lượng đã bắt đầu nổi lên ở các quốc gia hàng đầu như EI Salvador,
Ghana, Ai Cập, Tunisia… Nó có nguy cơ biến thành một khoản nợ lớn hơn và một
mối đe dọa khác đối với sự phục hồi mong manh của nền kinh tế thế giới sau đại
dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét