Từ nhận định rằng, hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam còn nắm chắc quân đội, chưa
thể xóa bỏ được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, chưa thể
xóa bỏ được chế độ xã hội chủ nghĩa, nên các thế lực thù địch với cách mạng nước
ta ráo riết thực hiện chiêu bài “quân đội phải duy trì tính trung lập về chính
trị”. Họ hy vọng rằng, một khi quân đội đã bị mê hoặc bởi khẩu hiệu đó, đội ngũ
cán bộ quân đội đã dao động, mất phương hướng chính trị, họ sẽ ra tay lật đổ Đảng
Cộng sản Việt Nam và thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo đúng kịch
bản “không đánh mà thắng”. Đây thực sự là một luận điệu cũ mèm mà chúng đã thực
hiện trong suốt những năm qua.
Họ đưa ra nhiều luận điểm, như: “quân đội phải duy trì tính trung lập về chính
trị”, “quân đội phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không cần trung
thành với bất kỳ tổ chức nào”, mà áp dụng cụ thể vào Việt Nam là “không phải
trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”, v.v.. Đáng tiếc là, không ít người đã
vào hùa với chúng, mà không tỉnh táo tự vấn mình rằng: tại sao những đề xuất về
“quân đội phải trung lập về chính trị” lại được VOA, BBC, RFA, RFI... cùng những
kẻ phản bội Tổ quốc, những người có thâm thù với cách mạng ở hải ngoại tung hô,
cổ vũ nhiệt thành đến vậy (?). Khi bị chỉ trích những đề xuất đó là biểu hiện của
sự “suy thoái về tư tưởng chính trị”, những người cổ xúy cho tư tưởng này vội
“lấp liếm” rằng: “chúng tôi chỉ yêu cầu quân đội trung lập về chính trị, chứ
đâu có đòi phi chính trị hóa quân đội”(?).
Sự ngụy biện đó không đánh lừa được công luận; bởi xét về bản chất, yêu cầu
“quân đội phải trung lập về chính trị” chỉ là một phiên bản của quan điểm đòi
“phi chính trị hóa quân đội”. Nói đến “trung lập về chính trị”, nghĩa là “đứng
giữa các lực lượng chính trị”, “đứng ngoài chính trị”, “không can dự vào chính
trị”...; trong khi đó, Quân đội nhân dân Việt Nam đang được xây dựng theo phương
hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, lấy xây dựng vững
mạnh về chính trị làm cơ sở, nền tảng để xây dựng vững mạnh toàn diện. Hơn nữa,
bản thân Quân đội nhân dân Việt Nam đang là lực lượng chính trị, đặt dưới sự
lãnh đạo “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” của Đảng Cộng sản Việt Nam, tức là
đang “không đứng ngoài chính trị”; thì đòi hỏi “quân đội phải trung lập về
chính trị” thực chất là đòi “phi chính trị hóa” Quân đội nhân dân Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét