Đứng vững trên lập trường của giai cấp công
nhân, chủ nghĩa Mác- Lênin đã có quan điểm đúng đắn về vị trí chiến lược của
vấn đề dân tộc, giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc với giai cấp trong cách
mạng vô sản và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo C.Mác và Ph.Ăng-ghen để ổn định
dân tộc trong một quốc gia: “Hãy xóa bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc
này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ được xóa bỏ”[1]. Hai
ông cũng cho rằng: “Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc
không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo”[2]. Theo
hai ông để giải quyết sự đối kháng dân tộc, trước hết cần phải giải quyết sự
đối kháng giai cấp. Giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trung tâm, là điều kiện đầu
tiên để giải phóng dân tộc. Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, hai ông đã kêu
gọi: “Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại”.
Kế thừa quan điểm trên, V.I.Lênin đã hiệu
triệu: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Ông chủ trương
các dân tộc bình đẳng và giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách thống trị
của chủ nghĩa đế quốc. Lênin luôn nêu cao ngọn cờ quyền dân tộc tự quyết. Ông
cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội không những xóa bỏ mọi trạng thái biệt lập giữa các
dân tộc, không những làm cho các dân tộc gần gũi nhau mà cũng còn nhằm thực
hiện việc hợp nhất các dân tộc lại”[3].
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét