Theo V.I.
Lê-nin, tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, hạt nhân chính trị lãnh đạo
hoạt động của cơ quan, đơn vị. Sự vững mạnh của các tổ chức cơ sở đảng là điều
kiện bảo đảm cho sự vững mạnh của toàn Đảng. Những quan điểm của V.I. Lê-nin về
công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng là kinh nghiệm quý để Đảng ta vận dụng
trong giai đoạn hiện nay.
Tổ
chức cơ sở đảng là nơi nắm vững và bảo đảm cho mọi hoạt động ở cơ sở tuân thủ
đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp
phần cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, đấu tranh về quan điểm và rèn luyện đảng
viên; gắn kết Đảng với quần chúng, vận động quần chúng thực hiện tốt chủ trương
của Đảng. Thực hiện tốt công tác xây dựng tổ chức đảng ở cơ sở là điều kiện
tiên quyết để Đảng vững mạnh. Theo V.I. Lê-nin, việc xây dựng, củng cố tổ chức
cơ sở đảng là công việc thường xuyên, liên tục và phải tuân thủ những nguyên
tắc nhất định. Đó là:
Thứ
nhất, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trở thành hạt nhân chính trị
lãnh đạo thực hiện đường lối của Đảng ở cơ sở. Trong tác phẩm Làm
gì?, V.I. Lê-nin cho rằng, để sự nghiệp cách mạng thành công “đòi hỏi
phải có cho toàn nước Nga một tổ chức thống nhất gồm những người cách mạng, một
tổ chức có khả năng đảm nhiệm việc lãnh đạo các tổ chức nghiệp đoàn của công
nhân trong phạm vi toàn Nga”. Đặc biệt, khi đề cập đến vấn đề xây dựng đảng
kiểu mới, V.I. Lê-nin khẳng định cần thành lập tổ chức đảng ở các công xưởng,
nhà máy, các địa phương theo chế độ phân cấp rõ ràng. “Ở tất cả các tổ chức,
các hội, các hiệp hội, không trừ một loại nào... phải tổ chức những tiểu tổ hay
những chi bộ Cộng sản... những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với Trung
ương Đảng”. Sau khi thành lập, các chi bộ phải thực hiện cổ động, tuyên
truyền,... thích nghi với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với mọi tầng lớp quần
chúng lao động. Thông qua thực tiễn ở cơ sở để kiểm nghiệm chủ trương, đường
lối và bổ sung, phát triển đường lối của Đảng, lấy kết quả hoạt động thực tế
làm thước đo đánh giá sự lãnh đạo của Đảng và các tổ chức đảng.
Thứ
hai, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trở thành nơi trực tiếp giáo
dục, rèn luyện, quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên; liên hệ chặt chẽ với quần
chúng và lãnh đạo quần chúng thực hiện lý tưởng của Đảng. V.I. Lê-nin khẳng
định: “Giáo dục đội tiên phong của giai cấp vô sản, đội tiền phong này đủ sức
nắm chính quyền và dẫn dắt toàn dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, đủ sức lãnh đạo
và tổ chức một chế độ mới, đủ sức làm thầy, làm người dẫn đường, làm lãnh tụ
của tất cả những người lao động”. Trong đó, chất lượng đội ngũ đảng viên là
nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh của Đảng, vì vậy, V.I. Lê-nin yêu cầu các
chi bộ “thông qua công tác muôn hình, muôn vẻ đó mà rèn luyện bản thân mình,
rèn luyện đảng, giai cấp, quần chúng một cách có hệ thống”; qua lao động, thực
tiễn đấu tranh cách mạng mà thử thách đảng viên để nâng cao uy tín của Đảng,
tạo sự gắn bó, tin tưởng của nhân dân với Đảng. Trong bài viết Nhà nước
của công nhân và Tuần lễ Đảng, V.I. Lê-nin cho rằng, cần “quan tâm đến
việc nâng cao chất lượng đảng viên, đến việc thanh trừ “bọn luồn lọt vào Đảng”
ra khỏi hàng ngũ mình, chứ không phải là quan tâm làm tăng thêm số lượng đảng
viên”.
Thứ
ba, bảo đảm tính đảng của tổ chức cơ sở đảng. Tính đảng được hiểu là
sự thừa nhận một cách tự nguyện và trung thành tuyệt đối với nền tảng tư tưởng,
mục tiêu, lý tưởng cách mạng mà Đảng đã lựa chọn; tuân thủ một cách nghiêm ngặt
tính tổ chức, tính kỷ luật của Đảng; là những chuẩn mực giữa lời nói và hành
động trong các hoạt động xã hội. Trong bài viết Về việc phá
hoại sự thống nhất, che đậy bằng những lời kêu gào thống nhất, V.I.
Lê-nin chỉ rõ: “Ở nơi nào mà đa số công nhân giác ngộ đoàn kết xung quanh những
nghị quyết rõ ràng và chính xác, thì ở đó có sự nhất trí về tư tưởng và hành
động, ở đó có tính đảng và đảng”. Tổ chức cơ sở đảng và từng đảng viên phải
nhận thức sâu sắc nghị quyết, thấm nhuần tư tưởng của Đảng, bền bỉ phấn đấu,
đặt lợi ích của Đảng, nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.
Thứ
tư, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức đảng ở
cơ sở. Theo V.I. Lê-nin, tập trung dân chủ nghĩa là kết hợp lãnh đạo, quản lý
tập trung với tinh thần tích cực sáng tạo của quần chúng. Trong quá trình lãnh
đạo công cuộc xây dựng xã hội mới ở nước Nga, V.I. Lê-nin luôn nhất quán quan
điểm: “Chế độ tập trung dân chủ, một mặt, thật khác xa chế độ tập trung quan
liêu chủ nghĩa, và, mặt khác, thật khác xa chủ nghĩa vô chính phủ”. Nguyên tắc
tập trung dân chủ không chỉ là phương pháp và tác phong công tác của chính đảng
vô sản cầm quyền, mà trước hết chính là nguyên tắc tổ chức của Đảng. Nguyên tắc
tập trung dân chủ là sự kết hợp hữu cơ giữa hai mặt dân chủ và tập trung; tập
trung và dân chủ vừa đối lập nhau, vừa liên kết với nhau, mặt này là tiền đề,
điều kiện cho mặt kia và ngược lại. Tập trung và dân chủ kết hợp với nhau tạo
thành một chỉnh thể không thể thiếu của nguyên tắc tổ chức đảng vô sản, trong
đó dân chủ là cơ sở của tập trung, còn tập trung là điều kiện để bảo đảm cho
dân chủ được thực hiện. Phủ định hay loại trừ bất cứ mặt nào đều vi phạm nguyên
tắc tập trung dân chủ.
HAIVAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét