Hầu hết các quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và tư sản đều giải
thích không đúng vấn đề nguồn gốc, bản chất của nhà nước.
Quan điểm chủ nghĩa duy tâm: nhà nước là do sự tha hoá của "ý
niệm tuyệt đối"; có nguồn gốc từ lực lượng siêu nhiên là “ý niệm tuyệt đối”.
Quan điểm thần học: nhà nước do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự
xã hội. Nhà nước là hiện thân của chúa trời, thần thánh, của ý niệm tuyệt đối.
Vua = thiên tử = con trời, trời cử xuống để cai quản chăn dắt nhân dân.
Thuyết gia trưởng: nhà nước là kết quả của gia đình, là hình thức tổ chức
tự nhiên của cuộc sống con người. Quyền lực của nhà nước như là sự thống trị của
người cha trong mỗi gia đình. Đó là một tất yếu để giữ vững kỷ cương phép nước.
Quan điểm của học giả tư sản: nhà nước là cơ quan điều
hoà giai cấp, tồn tại vĩnh viễn trong mọi xã hội.
Theo họ, mọi người sinh ra đều có quyền
tự nhiên là tự do làm tất cả, dẫn đến xã hội vô chính phủ. Do vậy, xã hội nào cũng
cần phải có nhà nước để điều hoà giai cấp và giải quyết các vấn đề xã hội. Vì vậy
nhà nước tồn tại vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, còn có thuyết tâm lý; thuyết bạo
lực, thuyết khế ước xã hội: nhà nước như là sản phẩm của khế ước xã hội, là một
sự thoả thuận và ý chí chung của nhân dân.
Thực chất các quan điểm trên là
phủ nhận nguồn gốc hiện thực của nhà nước, biện hộ cho sự tồn tại nhà nước của
giai cấp thống trị, nhằm ru ngủ quần chúng nhân dân và bảo vệ địa vị, lợi ích của
chúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét