Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

Quản trị nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh

 

Thể chế, định chế nhà nước là sản phẩm của Nhà nước, của trí tuệ tập thể trong bối cảnh xã hội nhất định. Ở thời đại Hồ Chí Minh, dấu ấn của Người thể hiện ở quan điểm, mục tiêu xây dựng nhà nước kiểu mới, một nền hành chính của Nhân dân, lấy lợi ích của Nhân dân làm mục tiêu hoạt động.

Tư tưởng của Người về một nhà nước của dân, do dân, vì dân ở chỗ:

(1) Của dân, là: dân bầu ra Nhà nước, gồm những người được do dân tín nhiệm; dân kiểm soát Nhà nước; dân bãi miễn Nhà nước; dân biểu thị khen, chê Nhà nước.

(2) Do dân, là: dân tự làm, tự lo, tự giải quyết trong vòng pháp luật; Nhà nước chỉ can thiệp vừa, đủ, đúng theo pháp luật.

(3) Vì dân là: mọi quy định pháp luật đều vì dân; mọi lợi ích cho dân; mọi thuận tiện cho dân; xóa đặc quyền, đặc lợi; thân dân; gần dân.

Theo Người, nền hành chính nhà nước được thiết kế, tổ chức để phục vụ Nhân dân, chăm lo cho lợi ích của Nhân dân. Hiến pháp năm 1946 quy định: cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ (có nghĩa Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất của Nhà nước), người đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ, là người nắm tập quyền hành pháp trong bộ máy nhà nước. Chính phủ hoạt động dựa trên Hiến pháp và pháp luật, là trung tâm điều chỉnh mọi hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét