Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định: Chống tham nhũng “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, không có khái niệm hạ cánh an toàn, kỷ luật cán bộ sai phạm là điều không ai mong muốn, nhưng vì sự nghiệp chung và vì sự tồn vong của Đảng, chúng ta phải làm, kiên quyết làm. Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020 đã chỉ ra: “Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương đã khởi tố, điều tra trên 14.300 vụ/24.410 bị can, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ/22.600 bị cáo về tham nhũng, kinh tế, chức vụ”… Từ những kết quả đó chúng ta có thể khẳng định, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được quốc tế ghi nhận. Kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là minh chứng sống bác bỏ tất cả những tổ chức, cá nhân có quan điểm sai trái, thù địch với cách mạng Việt Nam.
Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là
nhiệm vụ lâu dài, khó khăn, phức tạp, cần sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân, với phương châm: kiên quyết, kiên trì, “không có vùng cấm”, “không
có ngoại lệ”, “không ngừng”, “không nghỉ”, được thực hiện với các giải pháp
đồng bộ như sau:
Tiếp tục đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tạo sự thống nhất
cao về ý chí, hành động trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, trên cơ sở đó nhận diện, vạch trần những quan
điểm sai trái của các thế lực thù địch chống phá cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng ở nước ta. Đây là giải pháp rất quan
trọng, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhận thức đúng đắn, tin tưởng, ủng
hộ cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, còn là cơ sở
đấu tranh bác bỏ quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Đẩy mạnh tuyên
truyền, giáo dục sâu rộng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về đạo đức cách
mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ,
giải pháp, quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; công khai,
minh bạch thông tin về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tạo sự đồng
thuận, thống nhất cao cả về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân
dân. Bên cạnh đó, cần “chỉ mặt”, “điểm tên” những quan điểm sai trái, định
hướng cho cán bộ, đảng viên và người dân tin theo đường lối, quan điểm, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, để không nghe, không tin, không mắc mưu,
không phát tán thông tin xấu độc, đồng thời tích cực đấu tranh phản bác những
quan điểm sai trái chống phá cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta
hiện nay.
Xây dựng và hoàn
thiện thể chế, chính sách, pháp luật, phát hiện sớm, xử lý
nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tạo cơ sở để kiên quyết, kiên trì đấu tranh
bác bỏ những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Thể
chế nói chung, thể chế về phòng, chống tham nhũng nói riêng cùng với chuẩn mực
đạo đức trên các lĩnh vực và cơ chế kiểm soát quyền lực là yếu tố cơ bản, nền
tảng vững chắc, có tác dụng ngăn chặn từ gốc hành vi tham nhũng. khẩn trương,
hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quản lý kinh tế - xã
hội và phòng, chống tham nhũng, kịp thời khắc phục những bất cập, những
"khoảng trống", "kẽ hở" để "không thể tham
nhũng".
Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền với
chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa". Đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương,
có đãi ngộ hợp lý, đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, công chức, viên chức để “không
cần tham nhũng”. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán,
đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, phát hiện sớm, xử lý nhanh và nghiêm
minh các vụ việc, vụ án tham nhũng đủ sức răn đe để cán bộ “không dám tham
nhũng”.
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta sẽ
còn diễn ra lâu dài, khó khăn, phức tạp, trong điều kiện các thế lực thù địch
luôn tìm mọi thủ đoạn tinh vi, thâm độc để điên cuồng chống phá. Cuộc đấu tranh
chống “giặc nội xâm” ngày càng đạt kết quả tốt, đồng thời đập tan những quan
điểm sai trái của các thế lực thù địch, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, phát huy
hơn nữa vai trò của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, của toàn
dân, đặc biệt cần phát huy vai trò của đội ngũ nhân sĩ, trí thức, nhà báo, lực
lượng chuyên trách, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bác bỏ quan điểm sai trái
của các thế lực thù địch, chống phá cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của
Đảng và Nhà nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét