Rừng nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng cho thế giới. Nước ta là một nước may mắn với diện tích rừng rộng lớn. Tài nguyên rừng đem lại cho đất nước ta rất nhiều lợi ích. Nhưng rừng là hữu hạn, và con người đang không ngừng phá hoại đi nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng này. Tình trạng tàn phá rừng bừa bãi gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong cuộc sống con người.
Rừng có rất
nhiều vai trò và tác dụng. Trong đó phải nói tới rừng là cơ sở để phát triển
kinh tế – xã hội mà còn giữ vai trò chức năng sinh thái cực kì quan trọng. Về
mặt kinh tế, rừng đem lại cho con người nguồn tài nguyên vô cùng lớn. Từ việc
khai thác gỗ để xuất khẩu hay sản xuất những đồ gia dụng. Cho đến cung cấp
những loài động, thực vật sống trong rừng cho con người khai thác. Từ xưa đến
nay, con người khi chưa có sự phát triển, chưa tìm kiếm, sản xuất ra được những
nguyên vật liệu thì gỗ là một trong những nguyên vật liệu quan trọng của con
người. Người ta dùng gỗ để làm nhà, dùng lá cây để làm mãi nhà, mà gỗ thì được
khai thác từ rừng. Cho đến thực phẩm sinh hoạt hàng ngày, rất nhiều loại động
thực vật con người đều có thể bắt được trong rừng.
Rừng còn là
nơi sinh trưởng của rất nhiều cây thuốc, giúp con người có thể chế biến thuốc
cho cuộc sống hàng ngày. Tài nguyên về mặt kinh tế mà rừng đem lại cho con
người là vô cùng lớn. Hơn thế nữa, rừng còn có vai trò điều hòa sinh thái, giúp
con người vượt qua thiên tai, bão lũ. Với khả năng tái tạo không ngừng, rừng là
một hệ sinh thái vô cùng tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng. Chức năng sinh thái
của rừng thể hiện ở việc rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo
chu chuyển oxy trong khí quyển giúp con người hấp thụ, duy trì sự màu mỡ của
đất, đảm bảo lượng nước trong đất. Hơn thế nữa, rừng còn ngăn trở lũ phá hoại,
xói mòn trên diện rộng.
Những gì rừng
đem lại cho cuộc sống con người là vô cùng lớn, ở nước ta, rừng còn giúp chúng
ta rất nhiều trong những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Rừng bảo vệ
chiến sĩ khỏi tai mắt của địch, cung cấp nguồn thức ăn cho quân đội… những gì
mà rừng đem lại cho cuộc sống con người, cho đất nước ta là vô cùng lớn.
Nhưng cùng
với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, dân số không ngừng tăng
cao. Con người ngày càng đánh mất, tàn phá nghiêm trọng tài nguyên rừng mà
thiên nhiên ban tặng này. Việc dân số tăng nhanh khiến cho đất sử dụng trong
cuộc sống càng ngày càng giảm bớt, con người chặt phá rừng để khai thác nguồn
tài nguyên đất ở. Hơn thế nữa, vì giá trị kinh tế vô cùng lớn, việc khai thác
rừng bừa bãi vẫn đang diễn ra hàng ngày. Đất nước ta là đất nước bước ra từ
trong chiến tranh, diện tích rừng bị bom đạn tàn phá cũng là vô cùng lớn.
Do tình trạng
dân số tăng nhanh, người dân chúng ta dân trí còn kém, hơn thế nữa cuộc sống
của rất nhiều người đều dựa vào rừng. Cho nên, họ không để tâm tới sự mất mát,
tàn phá nghiêm trọng của rừng mà chỉ muốn khai thác để cải thiện đời sống.
Chính bởi vì vậy, diện tích rừng của nước ta mỗi năm đều giảm đi một cách đáng
kể, và dần dần gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Rừng là nguồn
tài nguyên hữu hạn, tuy rừng có thể tái sinh được, nhưng đó là một quá trình
lâu dài chứ không phải nhất thời. Mà thiên tai thì năm nào cũng có, và chúng ta
có thể thấy, tính chất của thiên tai ngày càng ác liệt hơn. Những cơn lũ quét ở
vùng núi đã không còn có rừng ngăn cản, hậu quả là việc sạt lở đất, gây hậu quả
nghiêm trọng. Rất nhiều người chết, mùa màng mất trắng. Con người càng ngày
càng phải chịu những thảm họa không ngừng. Trái đất nóng lên, không khí bị ô
nhiễm. Tất cả những điều đó đều do việc rừng bị tàn phá nặng nề, không thể điều
hòa không khí được nữa.
Rừng đem lại
cho chúng ta những điều vô giá, nhà nước ta đã và đang có những chính sách cụ
thể để khắc phục tình trạng tàn phá rừng. Những giải pháp đã được đề ra, từ
việc giao đất lâm nghiệp cho người dân, tới việc trồng thêm những cánh rừng
mới. Tất cả đều vì việc giữ gìn và bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này. Nhưng
thiết nghĩ, quan trọng nhất phải là ở mỗi tổ chức, cá nhân sống nhờ rừng. Hãy
biết trân trọng nguồn tài nguyên quý báu này, khai thác một cách có hiệu quả,
có như vậy chúng ta mới có thể đẩy lùi thiên tai, vừa bảo vệ được rừng, vừa có
nguồn lợi kinh tế lâu dài.
Đừng vì cái
lợi trước mắt mà phá vỡ sự cân bằng của thiên nhiên. Chúng ta phải biết làm
việc có hiệu quả, không vì bản thân chúng ta. Mà đó còn là vì tương lai của
những thế hệ sau nữa. Hãy biết quý trọng những giá trị tốt đẹp mà rừng đem lại,
để cho cuộc sống của chúng ta, luôn xanh ngát như những cánh rừng bao la.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét